8 cách thú vị để giúp người học tương tác trong lớp học

8 cách thú vị để giúp người học tương tác trong lớp học

Những ngày tháng mà sinh viên làm việc độc lập, im lìm trong đống sách vở với những dãy bàn học sắp xếp ngay ngắn đã qua lâu rồi! Trong lớp học hôm nay, bạn thường thấy sinh viên đứng hoặc ngồi bên nhau quanh bàn, trên thảm, trò chuyện sôi nổi, vẽ bảng biểu, phác thảo ý tưởng trên bảng trắng hoặc túm tụm bên máy tính.

Học tập hợp tác là kĩ năng của thế kỉ 21 được ưu tiên hàng đầu trong chương trình ở hầu hết các trường. Khi sinh viên làm việc cộng tác, họ tham gia vào một quá trình thúc đẩy hợp tác và xây dựng cộng đồng. Những ý tưởng mới được ra đời khi sinh viên phản hồi và tương tác với nhau. Việc hợp tác cùng nhau sẽ tạo ra một nền văn hóa trong đó sinh viên có thể đánh giá được điểm mạnh của mình và một môi trường nơi mọi người có thể học hỏi từ những người khác.

Dưới đây là 8 hoạt động và công cụ tuyệt vời để xây dựng một môi trường hợp tác trong lớp học:

  1. Hãy nói ra!

Tất cả chúng ta đều từng chứng kiến hoạt động nhóm, nơi các sinh viên có kỹ năng hùng biện và tố chất tham gia cuộc nói chuyện, làm sôi nổi phần còn lại của lớp. Dạy sinh viên cách để có một bài nói ý nghĩa thông qua việc giới thiệu các nguyên tắc trong hội thoại nhóm và cung cấp cho họ những thuật ngữ chuyên môn để phát ngôn trôi chảy những ý tưởng của họ, đây là một sự đầu tư khôn ngoan.

26 mẫu câu tranh luận mức độ cao trong lớp học
Làm rõ
– Em có thể trình bày cho tôi nghe ý tưởng của mình không?
– Ý kiến của em là…
– Để làm rõ hơn, em có thể nói…
– Tôi thấy thất vọng khi em nói…
Em có thể giải thích cho tôi được không?  
Không đồng tình
– Tôi nghĩ khác bởi vì…
– Những dữ liệu mà tôi tìm hiểu được lại dẫn đến một quan điểm khác.
– Quan điểm đó có phần đúng nhưng cũng có phần chủ quan.
– Tôi đồng tình với quan điểm đó nhưng tôi nghĩ chúng ta nên cân nhắc… – Chúng tôi có ý kiến khác.
Diễn giải
– Nói cách khác, ý kiến của em là…
– Vậy ý em là…
– Thực ra em tin rằng…
– Tôi nghe em nói rằng…
Triển khai ý tưởng
– Y nhận định rằng…
– Vâng và hơn thế…  

Những mẫu câu từ trên đây chỉ là một trong nhiều cách gợi ý, như vậy, tất cả sinh viên có thể nhận được sự hỗ trợ mà họ cần để thành công.

2. Bể cá

Đây là một chiến thuật dạy học trong đó sinh viên được nhập vai cả người nói và người nghe trong một cuộc tranh luận.

Cách thực hiện: Xếp bàn học thành hai vòng tròn đồng tâm. Buổi nói chuyện bắt đầu khi những đứa trẻ ở vòng trong của Bể cá đã sẵn sàng. Nhóm sinh viên đầu tiên đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến và chia sẻ thông tin, trong khi nhóm thứ hai – ở vòng ngoài – lắng nghe cẩn thận những ý tưởng và quan sát quá trình tranh luận. Sau đó đổi lượt của hai nhóm.

Chiến thuật này đặc biệt hữu dụng trong thiết kế và mô phỏng một cuộc tranh biện, đảm bảo không sinh viên nào bị bỏ quên và cung cấp một khung chương trình cho những chủ đề phức tạp hơn.

3.Giây phút tỏa sáng

Tận dụng việc sinh viên thích selfie để dùng phần mềm Flipgrid, một công cụ công nghệ đơn giản nhưng vô cùng tiện lợi cho phép sinh viên thể hiện mình một cách sáng tạo.

Giáo viên tạo ra các nhóm chủ đề tranh luận và sinh viên phản hồi bằng các video thuyết trình, chia sẻ trên webcam, máy tính bảng hoặc ứng dụng điện thoại. Hãy nói về việc học tập tích cực!

4.Chơi trò chơi

Sự hợp tác không nhất thiết đến từ phía sinh viên. Nó đòi hỏi sự hướng dẫn định hướng và thực hành thường xuyên. Một trong những cách rèn cho sinh viên làm việc hợp tác đó là thông qua trò chơi. Trò chơi có tính tương tác trong lớp học giúp sinh viên tư duy phản biện, học được cách làm việc nhóm và thiết lập một môi trường học tập tích cực. Điều tuyệt vời nhất là gì? Sinh viên cảm thấy vui trong khi vẫn phát triển được các kĩ năng!

5.Động não

Động não là một nhân tố phổ biến trong học tập hợp tác. Tuy nhiên, nhiều khi quá trình động não chỉ là kết quả của những ý tưởng đơn giản nhất, phổ biến nhất mà ta nghe được, còn những ý tưởng phức tạp hơn thì không bao giờ ra đời.

Nền tảng chung của động não là quan điểm: Việc xây dựng ý tưởng nên tồn tại tách biệt với tranh luận – sinh viên viết trước, nói sau. Khi một câu hỏi được đưa ra, sinh viên tự động não trước và viết ý tưởng ra giấy nhớ. Ý tưởng của tất cả mọi người được đính lên tường, không có tên kèm theo.

Cả nhóm có cơ hội đọc, suy nghĩ và tranh luận về tất cả ý tưởng. Thủ thuật này cung cấp một không gian cho những ý tưởng tốt nhất lộ diện và sinh viên kết hợp, chỉnh sửa và đưa ra các giải pháp ban đầu nhưng ở cấp cao hơn.

6.Lưu lại lời cuối

Tăng thêm các kỹ năng thị giác cho sinh viên với một chiến thuật vui nhộn gọi là Lưu lại lời cuối cho tôi.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một bộ sưu tập poster, tranh và ảnh ghi lại thời đi học của bạn, sau đó yêu cầu sinh viên chọn ra 3 hình ảnh mà họ thấy nổi bật nhất. Sau mỗi tấm thẻ, sinh viên giải thích vì sao họ chọn hình ảnh này và họ nghĩ nó gửi gắm thông điệp gì hoặc vì sao nó lại quan trọng.

Chia số sinh viên thành các nhóm ba người, dán nhãn lần lượt số 1, 2 và 3 cho ba sinh viên trong nhóm. Cho các sinh viên số 1 đưa ra một hình ảnh mà họ đã chọn và lắng nghe các sinh viên số 2, số 3 tranh luận về nó. Họ nghĩ nó có ý nghĩa gì? Vì sao họ nghĩ hình ảnh này có thể quan trọng? Quan trọng đối với ai? Sau một khoảng thời gian, các sinh viên số 1 đọc những gì ghi đằng sau tấm thẻ (giải thích tại sao họ lại chọn nó), đó chính là “lời cuối cùng”. Quá trình này tiếp diễn với sinh viên số 2 và số 3.

7.Biến bài tập về nhà thành hoạt động nhóm

Sinh viên của tôi luôn luôn sử dụng công nghệ thông tin, vậy vì sao lại không tận dụng hiện tượng mạng xã hội để thực sự hỗ trợ quá trình học tập, nghiên cứu và làm bài tập của họ?

8.“Tập trung” vào các chi tiết

Đây là một trò chơi kể chuyện, một hoạt động hợp tác phổ biến trong lớp học. Nó khiến cho dòng ý tưởng sáng tạo của sinh viên được liền mạch và tạo điều kiện cho sinh viên không chỉ phát triển trí tưởng tượng của riêng mình mà còn cùng nhau tạo nên một câu chuyện.

Cách thực hiện: Sắp xếp sinh viên thành một vòng tròn và cho mỗi em một bức tranh độc đáo vẽ một người, một địa điểm hoặc một sự vật (hay bất kì cái gì phục vụ cho tiến trình học tập). Sinh viên đầu tiên bắt đầu với một câu chuyện liên quan đến bất cứ điều gì có thể xảy ra trong ảnh. Sinh viên tiếp theo tiếp tục kể với những bức ảnh của em ấy và những sinh viên khác cũng làm thế. (Sinh viên bé hơn có thể cần được hướng dẫn lựa chọn ngôn ngữ, chủ đề,… phù hợp).

Những chiến thuật tốt nhất nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong lớp học của bạn là gì? Hãy cho chúng tôi biết nhé.

Nguồn: https://taogiaoduc.vn/8-cach-thu-vi-giup-hoc-sinh-hop-tac-trong-lop-hoc/

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *