Chuẩn bị bài trình bày

Chuẩn bị bài trình bày

Dù là trình bày bài thuyết trình ở một hội nghị khoa học hay trình bày bài giảng thì việc chuẩn bị rất quan trọng để trình bày thành công. Các bí quyết sau đây nhằm giúp bạn có khởi đầu tốt trong việc chuẩn bị bài trình bày tiếp theo của mình.

Đặt ra các mục tiêu

Bài trình bày của bạn có thể có nhiều hơn một mục đích, tuy nhiên, phải có ít nhất một mục tiêu mà bạn nhận thức được. Trước khi bắt đầu thiết kế bài thuyết trình của bạn, trả lời những câu hỏi sau:

  • Tại sao tôi nói?
  • Thông điệp “mang về nhà” là gì?
  • Người nghe cảm thấy thế nào khi tôi kết thúc?
  • Tôi muốn đạt được điều gì?
    • phổ biến thông tin
    • động cơ
    • tính thuyết phục
  • Bằng cách nào để tôi biết được mình có thành công hay không?

Quan tâm đến người nghe

Ghi nhớ người nghe khi chuẩn bị bài trình bày. Nên nhớ rằng những loại bài trình bày khác nhau thích hợp cho các khán giả khác nhau. Trước khi thiết kế bài trình bày, tự hỏi mình những câu hỏi sau về khán giả của bạn:

  • Hồ sơ nhân khẩu của họ là gì? (Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế-xã hội,…)
  • Tại sao họ ở đây? (Tự nâng cao, khóa học, đào tạo tự chọn hay bắt buộc, giải trí, sự tuyệt vọng,…)
  • Khán giả của bạn kỳ vọng điều gì? Ví dụ:
    • Một nhóm thảo luận bậc đại học có thể trông đợi cơ hội để chia sẻ và làm rõ các ý tưởng;
    • người tham gia hội nghị sẽ kỳ vọng bằng chứng nghiên cứu có thể tin cậy được;
    • người tham gia hội thảo có thể mong đợi lời khuyên thực tế;
    • khách dự đám cưới hy vọng sự giải trí và tạo “không khí”
  • Mức độ khán giả của bạn…
    • đã biết về chủ đề?
    • cần biết về chủ đề?
    • muốn biết về chủ đề?

Quyết định cấu trúc

Bạn phải quyết định cách thức phân chia chủ đề thành các luận điểm và sắp xếp chúng. Các chủ đề khác nhau tốt nhất được tổ chức theo những cách khác nhau. Những cấu trúc phổ biến nhất là:

  • theo chủ đề: ví dụ trong học phần tâm lý, lần lượt xem xét bốn nhà lý luận khác nhau về hành vi con người.
  • thứ tự thời gian/liên tục: chẳng hạn trong học phần lịch sử, bắt đầu nói về các hoạt động đã diễn ra thời gian dài trước đây, và kết thúc bằng các sự kiện gần đây nhất.
  • nguyên nhân-kết quả: chẳng hạn, trong học phần kinh tế học, bắt đầu bằng cách bàn luận về các nhân tố tạo nên phân phối của cải ở Canada, tiếp theo nói về tác động của các nhân tố này.
  • cấu trúc/hình ảnh: chẳng hạn trong học phần tâm lý, thảo luận nhiều cơ quan bên trong về cách mỗi cơ quan phù hợp với hệ thống lớn hơn của cơ thể con người, hoặc trong học phần thần kinh-tâm lý, bắt đầu với sơ đồ cơ bản đen-trắng của não, và tiếp tục bằng cách bổ sung giao diện hoặc chi tiết bản vẽ.
  • giải quyết vấn đề: chẳng hạn, trong học phần kỹ thuật, thảo luận lỗi cấu trúc trong những cây cầu và tiếp tục thảo luận các biện pháp sửa chữa hoặc cách tránh.
  • không gian: chẳng hạn, trong học phần quy hoạch, thảo luận những chiến lược quy hoạch các thành phố khác nhau, tiến hành theo trật tự địa lý hợp lý.

Khi bạn đã quyết định cấu trúc sẽ sử dụng, thiết kế:

  • Giới thiệu (nói với họ về nội dung bạn sẽ giới thiệu cho họ)
    • mục tiêu là 2 phút (trong bài giảng 50 phút)
    • ôn lại buổi học trước nếu thích hợp
    • xem trước các chủ đề của bài trình bày hiện tại và giới thiệu chương trình làm việc
    • nếu có thể, dẫn nhập với một giai thoại hoặc ví dụ hấp dẫn hay thậm chí câu chuyện của bạn
  • Thân bài (nói với họ)
    • khoảng thời gian chú ý trung bình của người lớn là 15-20 phút: chia phần thân của bài trình bày thành các tiểu chủ đề 15 phút
    • giới thiệu ngắn gọn về mỗi tiểu chủ đề, kết luận và chuyển sang tiểu chủ đề tiếp theo
    • giải thích cách mỗi tiểu chủ đề hòa nhập vào chương trình làm việc chung.
    • thay đổi tốc độ: chẳng hạn, có các giai đoạn đặt câu hỏi cuối mỗi tiểu chủ đề hoặc luận phiên các bài giảng 15 phút với các hoạt động tương tác 15 phút hoặc các bài trình bày âm thanh-hình ảnh
  • Kết luận (tổng kết cho họ về nội dung bạn đã trình bày)
    • mục tiêu là 2 phút trong bài giảng 50 phút
    • tổng kết các ý chính
    • có kết luận đáng nhớ nếu có thể và thích hợp: chẳng hạn lời kêu gọi hành động hoặc nhắc lại lợi ích
    • giới thiệu trước một cách ngắn gọn buổi học tiếp theo
    • giao nhiệm vụ rõ ràng cho buổi học tiếp theo, nếu thích hợp

Nguồn: Chuẩn bị bài trình bày. Trung tâm Xuất sắc về Giảng dạy, Đại học Waterloo.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *