KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

Một kế hoạch bài giảng là lộ trình của giảng viên về những gì sinh viên cần học và làm thế nào để thực hiện điều đó một cách hiệu quả trong giờ học. Căn cứ vào kế hoạch này mà giảng viên có thể thiết kế các hoạt động học tập phù hợp và phát triển các chiến lược để có được phản hồi về việc học của sinh viên. Việc có một kế hoạch bài giảng được xây dựng cẩn thận cho mỗi bài giảng 3 giờ cho phép giảng viên vào lớp tự tin hơn và tối đa hóa cơ hội có được trải nghiệm học tập có ý nghĩa với sinh viên của mình.

Một kế hoạch bài giảng hiệu quả cần giải quyết và tích hợp ba thành phần chính sau đây:

  • Các mục tiêu học tập
  • Các hoạt động học tập
  • Cách thức đánh giá để kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên

Một kế hoạch bài giảng cung cấp cho bạn một phác thảo chung về mục tiêu giảng dạy, mục tiêu học tập và phương tiện để hoàn thành những mục tiêu này và không chỉ dừng lại ở những lợi ích này. Một bài giảng hiệu quả không phải là bài giảng mà mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch mà là nơi cả sinh viên và giảng viên học hỏi lẫn nhau. Bạn có thể tham khảo một ví dụ về một kế hoạch cho bài giảng 3 giờ sau đây

TRƯỚC KHI VÀO LỚP: CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ MỘT KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

Dưới đây là 6 bước để chuẩn bị kế hoạch bài giảng của bạn trước khi đến lớp.

1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP

Trước khi lên kế hoạch cho bài giảng của mình, bạn sẽ cần xác định mục tiêu học tập cho bài giảng. Mục tiêu học tập nên mô tả những gì người học sẽ biết hoặc có thể làm sau khi trải nghiệm học tập hơn là những gì người học sẽ tiếp xúc trong quá trình giảng dạy (tức là các chủ đề). Thông thường, mục tiêu được viết bằng ngôn ngữ mà sinh viên dễ hiểu và liên quan chặt chẽ đến chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Bảng dưới đây mô tả các đặc điểm của mục tiêu học tập rõ ràng:

Đặc điểm Mô tả
Nhiệm vụ được nêu rõ ràng Không sử dụng tiếng lóng và từ vựng phức tạp; sử dụng các từ để mô tả các nhiệm vụ một cách cụ thể và có thể đạt được (chẳng hạn như ‘mô tả, phân tích, hoặc’ đánh giá,) mà KHÔNG phải là các từ mô tả các nhiệm vụ một cách mơ hồ (như ‘đánh giá cao,‘ hiểu hay hoặc khám phá ra).
Các mục tiêu học tập quan trọng Mô tả các mục tiêu học tập cơ bản (chứ không phải thông thường) trong khóa học mà sinh viên phải đạt được
Có thể đạt được Có thể đạt được trong khoảng thời gian nhất định và có đủ nguồn lực
Có thể chứng minh và đo lường được Có thể chứng minh được một cách hữu hình; có thể đánh giá được; thành tích và chất lượng của thành tích có thể quan sát được.
Công bằng và hợp lý Mọi sinh viên kể cả những người khuyết tật hoặc có hạn chế đều có cơ hội đạt được những mục tiêu này
Liên kết được với các mục tiêu của khóa học và chương trình Xem xét các mục tiêu rộng hơn – tức là các mục tiêu của khóa học, chương trình và trường

Phân loại mục tiêu giáo dục đã sửa đổi của Bloom là một tham chiếu hữu ích để xây dựng các mục tiêu học tập có thể chứng minh được và có thể đo lường được.

2. LẬP KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỤ THỂ

Khi lập kế hoạch cho các hoạt động học tập, bạn nên xem xét các loại hoạt động mà sinh viên sẽ cần tham gia để phát triển các kỹ năng và kiến ​​thức cần thiết để chứng minh việc học hiệu quả trong khóa học. Các hoạt động học tập nên liên quan trực tiếp đến mục tiêu học tập của khóa học và cung cấp kinh nghiệm cho phép sinh viên tham gia, thực hành và nhận phản hồi về tiến trình cụ thể để đạt được các mục tiêu đó.

Khi lập kế hoạch cho các hoạt động học tập hãy ước tính bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động. Bạn cần xác định thời gian cần thiết cho việc giải thích hoặc thảo luận mở rộng nhưng cũng cần chuẩn bị để nhanh chóng chuyển sang các hoạt động hoặc vấn đề khác nhau cũng như cần xác định các chiến lược để kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên. Sau đây là một số câu hỏi mà bạn sẽ cần sử dụng để cân nhắc khi thiết kế các hoạt động học tập

  • Tôi sẽ làm gì để giải thích chủ đề?
  • Tôi sẽ làm gì để minh họa chủ đề theo một cách khác?
  • Làm thế nào để tôi có thể thu hút  sự chú ý của sinh viên với chủ đề?
  • Có những ví dụ hoặc tình huống thực tế có liên quan nào có thể giúp học sinh hiểu chủ đề?
  • Sinh viên cần làm gì để giúp mình hiểu rõ hơn về chủ đề này?

Nhiều hoạt động có thể được sử dụng để thu hút người học. Các loại hoạt động (nghĩa là những gì sinh viên đang làm) và các ví dụ được cung cấp dưới đây không có nghĩa là một danh sách đầy đủ, nhưng sẽ giúp bạn suy nghĩ về cách tốt nhất để thiết kế và mang lại trải nghiệm học tập có hiệu quả cao cho sinh viên của mình trong một bài giảng điển hình.

Dạng hoạt động Hoạt động học tập Mô tả
Tương tác với nội dung
 
Sinh viên có nhiều khả năng giữ lại thông tin được trình bày theo những cách này nếu được yêu cầu tương tác với tài liệu theo một cách nào đó.
Rèn luyện và thực hành Vấn đề/nhiệm vụ được trình bày cho sinh viên và yêu cầu họ trả lời; có thể có giới hạn hoặc không có giới hạn thời gian
Bài giảng Truyền đạt các khái niệm bằng lời nói, thường có các phương tiện trực quan (ví dụ: các slide thuyết trình)
Quiz Bài tập để đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên và các câu hỏi có thể ở nhiều dạng, ví dụ: trắc nghiệm, câu hỏi dạng cấu trúc ngắn, tiểu luận v.v.
Sinh viên thuyết trình Báo cáo thuyết trình để sinh viên chia sẻ nghiên cứu của họ về một chủ đề và đảm nhận vị trí và/hoặc vai trò nào đó
Tương tác với nội dung số
 
Sinh viên thử nghiệm việc ra quyết định và hình dung các hiệu ứng và / hoặc kết quả trong môi trường ảo
Game Bài tập hướng đến mục tiêu khuyến khích sự hợp tác và / hoặc cạnh tranh trong một môi trường ảo được kiểm soát
Simulation Bản sao hoặc đại diện của một hiện tượng trong thế giới thực cho phép nghiên cứu các mối quan hệ, bối cảnh và khái niệm
Tương tác với người khác
 
Mối quan hệ ngang hàng, hình thức hỗ trợ không chính thức và mối quan hệ / tương tác giữa giảng viên và sinh viên
Tranh luận Hoạt động bằng lời nói trong đó hai hoặc nhiều quan điểm khác nhau về một chủ đề được trình bày và tranh luận
Thảo luận Cuộc trò chuyện chính thức / không chính thức về một chủ đề / câu hỏi nhất định trong đó người hướng dẫn tạo điều kiện cho sinh viên chia sẻ câu trả lời và thảo luận dựa trên những câu trả lời đó
Phản hồi Thông tin được cung cấp bởi người hướng dẫn và / hoặc đồng nghiệp liên quan đến các khía cạnh về hiệu quả hoặc mức độ hiểu biết một người nào đó
Diễn giả Cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng và kinh nghiệm cụ thể cho một chủ đề nhất định được chia sẻ bởi người thuyết trình được mời
Giải quyết vấn đề và tư duy phản biện
 
Trình bày cho sinh viên một vấn đề, kịch bản, trường hợp, thách thức hoặc thiết kế vấn đề, sau đó yêu cầu sinh viên giải quyết hoặc cung cấp cho sinh viên cơ hội để suy nghĩ hoặc sử dụng kiến ​​thức và thông tin theo những cách mới và khác nhau
Case Study Câu chuyện chi tiết (có thật hoặc hư cấu) mà sinh viên sử dụng để phân tích chi tiết nhằm xác định các nguyên tắc, thực tiễn hoặc bài học cơ bản chứa đựng trong câu chuyện đó
Concept Mapping Lập bản đồ khái niệm Biểu diễn đồ họa của thông tin liên quan trong đó các khái niệm được chia sẻ hoặc khái niệm thông thường được liên kết với nhau
Dự án thực tế Tập hợp các nhiệm vụ có liên quan được lên kế hoạch sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian cố định với chi phí nhất định cùng với các hạn chế chung hay riêng khác
Phản ánh
 
Quá trình phản ánh bắt đầu với việc xem cách sinh viên suy nghĩ về những gì họ đã biết và đã trải nghiệm liên quan đến chủ đề đang được khám phá / học hỏi. Bước tiếp theo là phân tích lý do tại sao sinh viên nghĩ về chủ đề theo cách như vậy, cũng như những giả định, thái độ và niềm tin mà họ có và vận dụng để tìm hiểu về chủ đề.
Hồ sơ về các phản ứng Các hồ sơ về các phản ứng trí tuệ và cảm xúc của sinh viên  đối với một chủ đề nhất định được ghi chép lại một cách thường xuyên (ví dụ: hàng tuần sau mỗi bài học)

Điều quan trọng là mỗi hoạt động học tập trong bài giảng phải (1) phù hợp với mục tiêu học tập của bài giảng, (2) có ý nghĩa thu hút sinh viên theo những cách chủ động, mang tính xây dựng, xác thực và hợp tác và (3) hữu ích khi sinh viên có thể lấy những gì họ đã học được từ việc tham gia vào hoạt động và sử dụng trong bối cảnh khác, hoặc cho mục đích khác.

3. LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN

Các hình thức đánh giá (ví dụ: bài kiểm tra, bài báo, nhóm các vấn đề, trình bầy) tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện và thực hành kiến ​​thức và kỹ năng được nêu trong mục tiêu học tập và để người hướng dẫn đưa ra phản hồi có mục tiêu nhằm hướng dẫn cho việc học thêm.

Lập kế hoạch đánh giá cho phép bạn tìm hiểu xem sinh viên của bạn có học không. Hoat động này liên quan đến việc ra quyết định về:

  • Số lượng và nhiệm vụ đánh giá sẽ cho phép sinh viên thể hiện một cách tốt nhất mục tiêu học tập của bài giảng
    • Ví dụ về các hình thức đánh giá khác nhau
    • Hình thành và / hoặc tóm tắt
  • Các tiêu chí và tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để đưa ra đánh giá
    • Phiếu tự đánh giá
  • Vai trò của sinh viên trong quá trình đánh giá
    • Tự đánh giá
    • Sinh viên đánh giá lẫn nhau
  • Trọng số của các bài đánh giá cá nhân và phương pháp đánh giá cá nhân sẽ được kết hợp thành điểm cuối cùng cho khóa học
    • Thông tin về cách cho điểm trọng số của các nhiệm vụ khác nhau và cách kết hợp thành điểm chung phải được cung cấp cho sinh viên
  • Cung cấp thông tin phản hồi
    • Cung cấp thông tin phản hồi cho sinh viên về phương thức cải thiện việc học của sinh viên, cũng như đưa ra phản hồi của giảng viên về cách tinh chỉnh hoạt động giảng dạy của họ

Để tìm hiểu thêm về thiết kế đánh giá đề nghị nháy vào đây here.

4. LÊN KẾ HOẠCH TRÌNH TỰ VÀI GIẢNG SAO CHO HỢP LÝ VÀ CÓ TÍNH LIÊN TỤC

Robert Gagne đã đề xuất quy trình gồm 9 bước – mang tên “Các sự kiện của một bài giảng”. Đây là quy trình rất có ý nghĩa đối với việc thiết lập các bước cho một bài giảng. Bằng cách tham chiếu quy trình 9 bước của Gagne kết hợp với thang đo mức độ nhận thức của Bloom (Bloom’s Revised Taxonomy of Educational Objectives), người dạy có thể tạo ra bài giảng hấp dẫn và có ý nghĩa đối với người học.

Thu hút sự chú ý: Thu hút sự chú ý của sinh viên để họ sẽ xem và lắng nghe giảng viên trình bày nội dung bài giảng.

  • Trình bày một câu chuyện hoặc một vấn đề cần giải quyết
    • Sử dụng các hoạt động khởi động nhóm, tin tức và sự kiện hiện tại, nghiên cứu trường hợp, video trên YouTube, v.v. Mục tiêu là để nhanh chóng thu hút sự chú ý và sự quan tâm của sinh viên trong chủ đề này.
    • Sử dụng các công nghệ như clickers hay các bài khảo sát để đặt câu hỏi trước khi vào bài giảng, hoặc có thể bắt đầu bài giảng bằng các ý kiến khảo sát hoặc các câu trả lời cho câu hỏi gây tranh cãi
  • Thông tin cho người học về mục tiêu bài giảng: Cho phép sinh viên định hướng suy nghĩ và hành động vào những điều họ cần nhìn, nghe và/hoặc làm.
    • Bao gồm các mục tiêu bài giảng như slides, đề cương, các sách chuyên khảo, hướng dẫn….
    • Miêu tả về yêu cầu đầu ra (kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đạt được sau buổi học)
    • Miêu tả về tiêu chí để đánh giá kết quả đầu ra
  • Gợi nhớ kiến thức có liên quan:
    • Giúp sinh viên hiểu được các thông tin/kiến thức mới trong bài học bằng việc kết nối kiên thức mới với những điều mà sinh viên đã biết hoặc đã trả nghiệm.
    • Nhắc lại các sự kiện đã diễn ra tại buổi học trước, kết nối kết quả của các hoạt động vào chủ đề của buổi học hiện tài và/hoặc kết nối các thông tin sinh viên đã thu nhận trước đây với chủ đề của buổi học hiện tại.
    • Hỏi sinh viên xem mức độ hiểu biết của họ về các khái niệm đã học.
  • Trình bày nội dung buổi học: Sử dụng đa dạng các Phương pháp như slides bài giảng, các bài đọc hiểu, các hoạt động, các dự án, các phương tiện hỗ trợ….
    • Trình bày trình tự và phân tích các thông tin để tránh trường hợp quá tải thông tin
    • Trộn lẫn thông tin để kết hợp gợi nhớ kiến thức
    • Thang đo mức độ nhận thức của Bloom nên được sử dụng để có thể trình bày trình tự bài học và phân loại kiên thức theo mức độ khó tăng dần
  • Đưa ra các chỉ dẫn: Hướng dẫn sinh viên bằng các gợi ý về nội dung học tập và nguồn tài liệu tham khảo. Việc hướng dẫn này sẽ làm gia tăng hiệu quả học tập bởi vì sinh viên sẽ không bị mất thời gian hoặc cảm thấy căng thẳng vì sinh viên sẽ không rơi vào trường hợp tìm kiếm các nguồn tài liệu hoặc khái niệm thiếu chuẩn xác.
    • Cung cấp cho sinh viên các nguồn hỗ trợ học tập (nếu cần). Ví dụ như các cài đặt nhắc nhở… – sẽ được gỡ bỏ sau khi sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
    • Mô hình các thủ thuật học tập – sơ đồ khái niệm, các trò chơi nhập vai, trực quan hóa…
    • Sử dụng các ví dụ hoặc phi ví dụ.
  • Thực hành: Cho phép sinh viên áp dụng các kiến thức và ký năng đã học
    • Cho phép sinh viên áp dụng kiến thực theo nhóm hoặc theo các hoạt động cá nhân
    • Đặc các câu hỏi sâu, tạo ra các tham chiếu với những điều sinh viên đã biết hoặc sinh viên kết hợp với bạn bè của mình.
    • Yêu cầu sinh viên đọc, xem lại và nhắc lại các thông tin mà họ vừa học.
    • Tạo điều kiện cho sinh viên xây dựng bài học – yêu cầu sinh viên xây dựng hoặc giải thích chi tiết và mở rộng câu trả lời của sinh viên
  • Đưa ra các phản hồi: Cho sinh viên biết đánh giá của giảng viên về kết quả đầu ra của sinh viên để đánh giá và làm đơn giản quá trình học tập
    • Cân nhắc sử dụng đưa ra các phản hồi theo nhóm/ theo lớp (nêu bật các lỗi phổ biến, đưa ra các ví dụ hoặc mô hình của kết quả đầu ra mục tiêu, chỉ cho sinh viên rõ những điều mà giảng viên mong muốn/ không mong muốn ở sinh viên)
    • Cân nhắc sử dụng phản hồi cho từng sinh viên
    • Yêu cầu sinh viên làm rõ họ sẽ tiếp nhận và sử dụng kết quả phản hồi/đánh giá của giảng viên như thế nào trong các buổi học tiếp theo
  • Đánh giá kết quả đầu ra: Để đánh giá hiệu quả của việc giảng dạy, giảng viên phải kiểm tra xem chuẩn đầu ra dự kiến có đạt được không. Kết quả đầu ra nên được dựa trên các mục tiêu đã nêu ra trước đó.
    • Sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá như bài kiểm tra, câu hỏi trắc nghiệm, các bài luận…
  • Tăng cường ghi nhớ và chuyển giao: Cho phép sinh viên áp dụng thông tin vào các tình huống cụ thể của cá nhân. Điều này làm tăng khả năng ghi nhớ thông qua việc cá nhân hóa thông tin
    • Tạo ra các cơ hội làm việc cho sinh viên để kết nối kiên thức với kinh nghiệm của cá nhân sinh viên.
    • Tạo ra các khóa thực hành bổ sung, chuyên sâu 

5. TẠO RA CÁC MỐC THỜI GIAN THỰC TẾ

Một danh sách mà bao gồm 10 mục tiêu học tập là không thực thế. Do đó, giảng viên hãy rút ngắn các mục tiêu xuống còn hai hoặc ba khái niệm, ý tưởng hay kỹ năng quan trọng mà giảng viên mong muốn sinh viên học được sau mỗi bài giảng. Danh sách các mục tiêu học tập ưu tiên sẽ giúp giảng viên đưa ra các quyết định nhanh và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của mình nếu cần thiết. Sau đây là một vài cách thức để tạo ra các mốc thời gian thực tế:

  • Ước tính mỗi hoạt động sẽ mất bao nhiêu thời gian, sau đó lên kế hoạch thêm thời gian cho mỗi hoạt động
  • Khi chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, hãy xác định mỗi hoạt động dự kiến sẽ diễn ra trong bao lâu.
  • Còn một vài phút cuối của buổi học, hãy lên kế hoạch để trả lời bất kỳ câu hỏi nào còn lại và tổng hợp các điểm chính
  • Lập kế hoạch cho các hoạt động bổ sung hoặc câu hỏi thảo luận trong trường hợp bạn còn thời gian
  • Hãy linh hoạt – sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của bạn theo nhu cầu của sinh viên và tập trung vào những gì có vẻ hiệu quả hơn thay vì bám sát kế hoạch ban đầu của bạn

6. LÊN KẾ HOẠCH KẾT THÚC BÀI GIẢNG

Việc chốt lại nội dung bài giảng là cơ hội để củng cố lại các kiến thức mà sinh viên học được. Đây là việc có ý nghĩa đối với cả người dạy và người học.

Bạn có thể chốt lại bài giảng để:

  • Kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên và thông báo những hướng dẫn tiếp theo (điều chỉnh việc giảng dạy của bạn cho phù hợp)
  • Nhấn mạnh thông tin chính
  • Hoàn thành các công việc còn lại
  • Hiệu chỉnh những hiểu sai của sinh viên
  • Sơ lược về chủ đề tiếp theo

Sinh viên sẽ thấy việc chốt lại bài giảng có ý nghĩa đối với việc:

  • Tóm tắt, đánh giá và thể hiện sự hiểu biết của họ về những điểm chính
  • Tổng hợp và tiếp thu thông tin chính
  • Liên kết các ý tưởng bài học với khung lý thuyết và/hoặc kiến thức đã học trước đó
  • Chuyển ý tưởng sang tình huống mới

Có một vài cách thức để chốt lại bài giảng như sau:

  • Nêu ra những điểm chính của bài giảng
  • Yêu cầu sinh viên giúp bạn tổng kết các nội dung chính
  • Yêu cầu sinh viên viết ra những điều mà họ nghĩ là nội dung chính của bài học.

Trong quá trình LỚP HỌC DIỄN RA: GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỦA BẠN

Để sinh viên biết những gì sẽ học và làm trong lớp sẽ giúp sinh viên được định hướng và theo dõi tốt hơn. Việc tổ chức lớp học tốt có thể giúp sinh viên không chỉ nhớ tốt hơn mà còn có thể theo dõi bài giảng của bạn và hiểu lý do căn bản đằng sau các hoạt động học tập được đưa ra. Bạn có thể chia sẻ kế hoạch giảng dạy của mình bằng cách viết một đề cương ngắn trên bảng trắng hoặc nói với sinh viên một cách rõ ràng những gì họ sẽ học và làm trong lớp. Nhấp vào liên kết ở đây (here) để biết các mẹo và kỹ thuật hỗ trợ tạo ra những buổi học tương tác tốt

SAU KHI KẾT THÚC LỚP HỌC: phẢN CHIẾU TRÊN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỦA BẠN

Hãy dành vài phút sau mỗi buổi giảng để suy nghĩ về những gì đã diễn ra tốt và lý do, và những gì bạn đã có thể làm khác đi. Việc xác định rõ việc tổ chức giảng dạy thành công hoặc chưa thành công cũng như các hoạt động sẽ giúp việc điều chỉnh các tình huống bất ngờ dễ dàng hơn. Nếu cần thiết, hãy xem lại kế hoạch giảng dạy.

Tài liệu tham khảo

  1. Ambrose, S., Bridges, M., Lovett, M., DiPietro, M., & Norman, M. (2010). How learning works: 7 research-based principles for smart teaching. San Francisco, CA: Jossey Bass.
  2. EDUCAUSE (2005). Potential Learning Activities. Retrieved April 7 2017, from EDUCAUSE website: https://net.educause.edu/ir/library/pdf/NLI0547B.pdf.
  3. Fink, D. L. (2005). Integrated course design. Manhattan, KS: The IDEA Center. Retrieved from http://ideaedu.org/wp-content/uploads/2014/11/Idea_Paper_42.pdf.
  4. Gagne, R. M., Wager, W.W., Golas, K. C. & Keller, J. M (2005). Principles of Instructional Design (5th edition). California: Wadsworth.
  5. Gredler, M. E. (2004). Games and simulations and their relationships to learning. In D. H. Jonassen (Ed.), Handbook of research for educational communications and technology (2nd ed., pp. 571-82). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.
  6. Richardson, J.C., & Swan. K. (2003). Examining social presence in online courses in relation to students’ perceived learning and satisfaction. Journal of Asynchronous Learning Networks 7(1), 68-88.
  7. Schuell, T.J. (1986). Cognitive conceptions of learning. Review of Educational Research, 56, 411-436.

Nguồn: https://cte.smu.edu.sg/approach-teaching/integrated-design/lesson-planning

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *