Tạo điều kiện để hoạt động thảo luận có hiệu quả

Tạo điều kiện để hoạt động thảo luận có hiệu quả

“Khởi xướng và duy trì một cuộc thảo luận sôi nổi, hiệu quả là một trong những hoạt động thách thức nhất đối với một người giáo viên” (Davis, 1993). Dưới đây là một số chiến lược sẽ giúp bạn chuẩn bị và dẫn dắt một cuộc thảo luận hiệu quả.

Chuẩn bị cho hoạt động thảo luận

  • Lập kế hoạch về cách thức bạn sẽ tiến hành cuộc thảo luận. Mặc dù cuộc thảo luận lý tưởng là tự phát và không được đoán trước, bạn sẽ muốn lên kế hoạch một cách cẩn thận. Bạn nên có mục tiêu / mục đích rõ ràng cho cuộc thảo luận, lên kế hoạch về cách bạn sẽ chuẩn bị cho sinh viên và một ý tưởng tổng quát về cách bạn sẽ hướng dẫn cuộc thảo luận (ví dụ: với các hoạt động, video, câu hỏi, v.v.).
  • Hãy nhớ rằng trong lớp học hiện đại, có nhiều cách để đánh giá về sự “có mặt” và “tham gia” của sinh viên. Hãy đánh giá lại các chính sách điểm danh cho khóa học để chắc chắn rằng những chính sách này đang được sử dụng để đánh giá những gì bạn muốn đánh giá, khuyến khích những gì bạn muốn khuyến khích và không có cách nào khác có thể sử dụng với cùng mục đích như vậy. Ví dụ, nếu bạn coi trọng việc trao đổi ý tưởng, liệu nó có ảnh hưởng gì không khi tổ chức hoạt động đó trong lớp học hay dưới hình thức trực tuyến?  
  • Giúp sinh viên chuẩn bị cho cuộc thảo luận. Bạn có thể phát một danh sách các câu hỏi cho mỗi cuộc thảo luận, yêu cầu sinh viên đưa ra câu hỏi của riêng các em, đề xuất các khái niệm hoặc chủ đề chính để các em tập trung vào hoặc yêu cầu các em thu thập bằng chứng làm rõ hoặc bác bỏ một khái niệm hoặc vấn đề cụ thể. Các cuộc thảo luận sẽ hiệu quả, thỏa mãn cả người dạy và người học nếu chúng được chuẩn bị tốt.
  • Thiết lập các quy tắc cơ bản để tham gia vào một cuộc thảo luận. Để một cuộc thảo luận có hiệu quả, sinh viên cần hiểu giá trị của việc tích cực lắng nghe bạn mình, chấp nhận các quan điểm đối lập và giữ tinh thần cởi mở. Các em cũng cần nhận ra tầm quan trọng của việc tập trung và thể hiện quan điểm của bản thân một cach rõ ràng. Bạn có thể dành buổi đầu tiên để sinh viên khám phá các đặc điểm của các cuộc thảo luận hiệu quả và không hiệu quả.
  • Truyền đạt rõ ràng xem bạn dành bao nhiêu thời gian cho các câu hỏi hoặc thảo luận và bạn đang mong muốn tìm kiếm điều gì từ thời điểm này. Bạn có mong đợi một cách lý tưởng rằng mọi sinh viên đều phải trả lời một câu hỏi hay không? Bạn đang tìm kiếm vấn đề được đặt ra, các câu hỏi làm rõ vấn đề, mở rộng, ứng dụng, phê bình? Đừng cho rằng tất cả các sinh viên đều biết mục đích sư phạm của cuộc thảo luận là gì.
  • Yêu cầu sinh viên nêu tên trước khi bắt đầu nói. Hãy sử dụng tên gọi của các em khi đáp lại câu hỏi hoặc quan điểm của các em.
  • Giữ tiếng ồn trong lớp ở mức tối thiểu. Việc mỗi lần chỉ một người nói là rất cần thiết nếu cả lớp đều mong đợi để lắng nghe.
  • Hãy sẵn sàng và tự nguyện làm việc với các thông dịch viên sử dụng ký hiệu hoặc thông dịch viên hỗ trợ giao tiếp (dành cho các sinh viên có vấn đề về khả năng nghe) trong các giai đoạn hỏi và thảo luận. Hãy nói chậm lại khi bạn đang sử dụng những từ hoặc cụm từ phức tạp và đánh vần những tên gọi, khái niệm chính và thúc giục sinh viên làm tương tự. Tham khảo về công cụ này tại đây để biết lời khuyên về việc làm việc với các thông dịch viên trong các bài giảng.

Băt đầu thảo luận

  • Liên hệ các câu hỏi bạn đã phát cho sinh viên. Hãy bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách hỏi một trong những câu hỏi nghiên cứu mà bạn đã chỉ định hoặc bằng cách hỏi các thành viên trong nhóm xem câu hỏi nào các em thấy khó nhất.
  • Lập danh mục các ý chính. Xác định và liệt kê các ý quan trọng từ việc đọc tài liệu và sử dụng những ý này làm khởi điểm để thảo luận.
  • Sử dụng hoạt động đối tác hợp tác. Yêu cầu sinh viên chuẩn bị 3 hoặc 4 câu hỏi để tham gia thảo luận. Bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách cho sinh viên ghép đôi và xen kẽ hỏi và trả lời các câu hỏi mà mỗi sinh viên đã chuẩn bị.
  • Sử dụng hoạt động động não. Yêu cầu sinh viên đóng góp các ý tưởng liên quan đến chủ đề thảo luận (bất kể đó là ý tưởng điên rồ hay xa vời) và viết tất cả các ý tưởng lên bảng. Sau một khoảng thời gian đã định sẵn hoặc khi sinh viên hết ý tưởng, hãy đánh giá nghiêm túc tất cả các ý tưởng hoặc phân loại các ý tưởng theo chủ đề.
  • Đặt câu hỏi mở đầu và cho sinh viên một vài phút để ghi câu trả lời. Quá trình viết ra câu trả lời sẽ cho phép sinh viên tạo ra những ý tưởng mới cũng như phát sinh các câu hỏi. Sau khi các em viết xong, hãy yêu cầu một số sinh viên tự nguyện hoặc kêu gọi sinh viên chia sẻ ý tưởng của các em. Hoạt động này cũng sẽ giúp những sinh viên ít nói có cơ hội chuẩn bị câu trả lời mà các em có thể chia sẻ với nhóm.
  • Chia sinh viên thành các nhóm nhỏ để thảo luận một câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể. Hãy chắc chắn giao cho sinh viên các câu hỏi rõ ràng, hướng dẫn cụ thể và cung cấp cho các nhóm một giới hạn thời gian để hoàn thành bài tập đó. Đồng thời yêu cầu sinh viên chọn một máy ghi âm và /hoặc một người trong nhóm đóng vai trò là báo cáo viên để báo cáo lại cho toàn bộ nhóm thảo luận.
  • Đưa ra một vấn đề gây tranh cãi và tổ chức một cuộc tranh luận không chính thức. Nhóm các sinh viên thành 2 nhóm quan điểm ủng hộ và không ủng hộ mà các em đảm nhận và yêu cầu các nhóm hình thành 2-3 câu tranh luận hoặc ví dụ minh họa để hỗ trợ quan điểm của họ. Viết các câu tuyên bố của mỗi nhóm lên bảng và sử dụng chúng làm điểm khởi đầu để thảo luận.

Khuyến khích sinh viên tham gia

  • Tạo một môi trường thảo luận hòa nhập. Các thành viên trong nhóm sẽ có nhiều khả năng đóng góp cho một cuộc thảo luận nếu các em cảm thấy mình đang ở trong một môi trường an toàn, thoải mái. Dưới đây là một số chiến lược chung để đạt được điều này:

Hãy tham khảo thủ thuật giảng dạy với mục Classroom Management: Creating an Inclusive Environment để có thêm ý tưởng về vấn đề này.

  • vào đầu học kì, hãy sử dụng hoạt động khởi động phá băng và yêu cầu sinh viên tự giới thiệu về mình và mô tả sở thích và lý lịch của mình để các em có thể làm quen với nhau.
  • với tư cách là người hỗ trợ, bạn cũng nên tìm hiểu tất cả tên của sinh viên (sử dụng thẻ tên có thể giúp bạn và sinh viên của bạn hoàn thành nhiệm vụ này)
  • nếu có thể, hãy sắp xếp chỗ ngồi trong phòng thành một hình bán nguyệt để các thành viên trong nhóm có thể nhìn thấy nhau
  • Cho phép sinh viên đặt câu hỏi hoặc chia sẻ ý tưởng trong lớp ẩn danh hoặc không “nói ra” – phát thẻ ghi chú để sinh viên viết câu hỏi hoặc nhận xét, hoặc trả lời câu hỏi của bạn, có thể ẩn danh, rồi thu lại và giải quyết các vấn đề nêu ra đó. Các công cụ trực tuyến như Question Cookie và Tricider có thể giúp sinh viên đặt câu hỏi hoặc chia sẻ bình luận. Bạn cũng có thể khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi trong hệ thống quản lý học tập, sau đó bạn có thể trả lời trong lớp hoặc trực tuyến.
  • Cho sinh viên cơ hội khuyến khích để suy nghĩ và thảo luận về nội dung – đây là cách tiếp cận “khoan dung đối với lỗi mắc phải”. Sinh viên đôi khi cũng cần  phải mắc lỗi, chấp nhận rủi ro hoặc thử các ý tưởng khác nhau để học hỏi.
  • Tạo điều kiện để sinh viên tham gia vào các cuộc thảo luận nhỏ hơn giữa các sinh viên trước khi bạn yêu cầu sinh viên chia sẻ với cả lớp. Nhiều sinh viên cần một chút thời gian và không gian để thử ý tưởng với nhau trước. Điều này cũng sẽ giúp có nhiều sinh viên tham gia nói hơn.
  • Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động nhỏ hơn trước khi bắt đầu thảo luận và đặt câu hỏi, để các em có thời gian và không gian để định hình suy nghĩ của mình. Ví dụ, để giúp sinh viên chuẩn bị thảo luận, hãy cho các em cơ hội để tự viết hoặc giải quyết vấn đề lặng lẽ trong vài phút. Bạn thậm chí có thể xem xét yêu cầu sinh viên truyền tay những ý tưởng này quanh phòng để chia sẻ với nhau, miễn là bạn đã thông báo trước với các em rằng bạn sẽ làm như vậy.
  • Sử dụng các tài nguyên trực tuyến và hệ thống quản lý nội dung để mở rộng các cuộc thảo luận trong lớp. Tất cả các sinh viên sẽ không có cơ hội đóng góp trong một bài giảng lớn, vì vậy hãy cung cấp cơ hội đó ở một nơi khác. Sinh viên nên được cung cấp nhiều cơ hội và không gian khác nhau để tham gia (và được xếp loại để tham gia).
  • Hãy để sinh viên thay phiên nhau viết ra các câu hỏi và câu trả lời trên bảng trắng hoặc trên giấy lật lớn, sau đó dán các ghi chú này xung quanh lớp học để tham khảo sau này- giữ các bảng ghi chú này suốt cả học kì- xây dựng các câu trả lời bổ sung phù hợp cho những câu hỏi đã được đặt ra.
  • Tích cực củng cố các ý kiến đóng góp của sinh viên. Bạn có thể nhấn mạnh giá trị của các phản hồi của sinh viên bằng cách điều chỉnh lại các bình luận của các em, viết ý tưởng của các em lên bảng và/ hoặc tạo mối liên hệ giữa các bình luận của các em và cuộc thảo luận nói chung. Ngoài ra, hãy đảm bảo duy trì giao tiếp bằng mắt và sử dụng các cử chỉ phi ngôn ngữ như mỉm cười và gật đầu để thể hiện sự chú ý và quan tâm của bạn đối với câu trả lời của sinh viên.
  • Sử dụng “hệ thống tín tệ (tiền kí hiệu) để khuyến khích thảo luận. Phát ba đồng xu hoặc đồng xu nhựa poker cho mỗi sinh viên ngay từ đầu cuộc thảo luận. Mỗi lần một sinh viên nói, một xu sẽ được chuyển cho giáo viên. Mục tiêu là để sinh viên tiêu hết tất cả các đồng xu của các em vào cuối phiên thảo luận. Hệ thống này có thể hữu ích để hạn chế những sinh viên nói quá nhiều trong cuộc thảo luận và khuyến khích những sinh viên trầm và ít nói đóng góp ý kiến.
  • Im lặng trong lớp học là tốt – nó thực sự tốt – và nếu bạn cảm thấy thoải mái với điều này thì sinh viên cũng sẽ cảm thấy như vậy.
  • Hạn chế sự tham gia can thiệp của chính bạn. Tránh nói quá nhiều và/ hoặc trả lời cho mọi ý kiến đóng góp của sinh viên. Sau khi bạn hỏi sinh viên một câu hỏi, hãy đếm đến ít nhất từ một đến năm trong đầu trước khi tự trả lời. Khi bạn hỏi sinh viên một câu hỏi, nếu bạn thực sự muốn các em suy nghĩ và có thể đưa ra câu trả lời, hãy sẵn sàng chờ đợi. Cố gắng khuyến khích sinh viên phát triển ý tưởng của chính các em và phản hồi lại nhau (nghĩa là tương tác đồng đẳng hay còn được hiểu là tương tác giữa các bạn bè trong lớp). Bạn cũng có thể ngồi ở một nơi khác hơn là ngồi vào vị trí “đầu” của bàn.
  • Cân bằng ý kiến tham gia của sinh viên trong suốt cuộc thảo luận. Dưới đây là một số chiến lược để đối phó với các thành viên nhóm có vấn đề có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia của sinh viên:
    • Không khuyến khích các sinh viên chiếm độc quyền cuộc thảo luận bằng cách triển khai một hoạt động có kế hoạch chặt chẽ đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải tham gia, tránh giao tiếp bằng mắt với họ, giao một vai trò cụ thể cho sinh viên thống trị làm để hạn chế sự tham gia (ví dụ: máy ghi thảo luận) hoặc thực hiện giới hạn thời gian về đóng góp cá nhân.
    • Thu hút các sinh viên im lặng vào cuộc thảo luận bằng cách đặt ra các câu hỏi không mang tính đe dọa mà không yêu cầu trả lời chi tiết hoặc chính xác, giao một nhiệm vụ cụ thể nhỏ cho sinh viên (ví dụ: lấy thông tin cho lớp tiếp theo), ngồi cạnh anh ta hoặc tích cực tăng cường đóng các em làm.
    • Làm rõ những ý kiến gây hiểu lầm bằng cách yêu cầu sinh viên viết lại/ giải thích bình luận, diễn giải bình luận nếu bạn có thể diễn giải nó, hỏi sinh viên các câu hỏi thăm dò hoặc khuyến khích các em sử dụng các ví dụ và ẩn dụ cụ thể.

Hướng dẫn thảo luận

  • Giữ cho cuộc thảo luận được tập trung. Cần phải có lịch trình rõ ràng cho cuộc thảo luận và liệt kê ra các câu hỏi/vấn đề lên bảng để thông báo và nhắc nhở mọi người về nội dung mà cuộc thảo luận đang hướng tới. Nếu giáo viên có thể làm một bản tóm tắt nội dung thảo luận ngắn gọn mang tính chất tạm thời thì cũng rất hữu ích miễn là chúng không can thiệp vào mạch thảo luận. Nếu cuộc thảo luận bị lạc hướng, hãy dừng lại và đưa cuộc thảo luận trở lại các vấn đề chính.
  • Hãy nhắc lại ý chính của tất cả các nhận xét hoặc câu hỏi cho các sinh viên còn lại trong lớp, sử dụng micrô của bạn nếu có thể. Ví dụ: “Jennifer vừa mới hỏi rằng …” 
  • Hãy ghi chép/ghi chú. Hãy chắc chắn ghi lại những ý chính xuất hiện từ cuộc thảo luận và sử dụng những ý này để tóm tắt phiên thảo luận. Bạn cũng có thể chỉ định mỗi tuần một thành viên khác nhau của các nhóm thực hiện vai trò cụ thể là ghi lại và tóm tắt tiến trình thảo luận.
  • Hãy luôn để ý đến các dấu hiệu cho thấy cuộc thảo luận đang xấu đi. Các dấu hiệu cho thấy cuộc thảo luận bị phá vỡ bao gồm: các nhóm nhỏ tham gia vào các cuộc trò chuyện riêng tư, các thành viên không lắng nghe nhau và cố gắng ép buộc mọi người làm theo ý kiến của họ, “soi xét” quá mức và thiếu sự tham gia . Thay đổi tốc độ bằng cách giới thiệu một hoạt động mới hoặc câu hỏi mới có thể khiến cho cuộc thảo luận được khởi sắc trở lại.
  • Nếu sinh viên gặp khó khăn trong giao tiếp, hãy tránh đưa ra những nhận xét như: Nói chậm lại, Hãy hít thở, hoặc Hãy thư giãn. Điều này sẽ không hữu ích và có thể được hiểu là hành động hạ thấp. Tránh nói giúp sinh viên nốt ý cuối câu nói của các em, hoặc dự đoán những gì đang được nói. Điều này có thể làm tăng cảm giác tự ý thức cho các em.
  • Ngăn không cho cuộc thảo luận biến thành một cuộc tranh cãi nảy lửa. Nhắc nhở sinh viên về các quy tắc cơ bản khi tham gia hoạt động thảo luận: các em cần thực hành lắng nghe tích cực, duy trì thái độ cởi mở và tập trung vào ý tưởng và nội dung hơn là vào mọi người và các vấn đề cá nhân. Xoa dịu các cuộc tranh luận với một nhận xét bình tĩnh và đưa cuộc thảo luận trở lại đúng hướng.
  • Kết thúc cuộc thảo luận. Thông báo rằng cuộc thảo luận sẽ kết thúc và hỏi nhóm xem còn bất kỳ nhận xét hoặc câu hỏi cuối cùng nào trước khi bạn gộp các ý tưởng lại với nhau. Phần kết thúc cuộc thảo luận của bạn sẽ cho sinh viên thấy cuộc thảo luận đã tiến triển như thế nào, nhấn mạnh 2-3 ý chính và đưa các ý tưởng vào chủ đề chung của cuộc thảo luận. Cũng hãy chắc chắn để ghi nhận những ý kiến sâu sắc sinh viên đã thực hiện. Ra dấu hiệu kết thúc cho cuộc thảo luận là rất quan trọng để đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm cảm thấy hài lòng rằng họ đã hoàn thành một cái gì đó.
  • Hãy nhớ rằng không phải tất cả các sinh viên đều cảm thấy thoải mái với việc giao tiếp bằng mắt trực tiếp.

Đánh giá thảo luận

  • Yêu cầu sinh viên viết bài trong 1 phút. Bạn có thể yêu cầu sinh viên viết về cách nghĩ của họ đã thay đổi thế nào sau cuộc thảo luận hoặc cuộc thảo luận được gắn với bối cảnh của các vấn đề được thảo luận trước đó như thế nào. Yêu cầu sinh viên nộp bài và xem lại một số bài mẫu để đánh giá những gì các em đã học được.
  • Yêu cầu sinh viên trả lời các câu hỏi cụ thể về cuộc thảo luận. Chẳng hạn như: Chủ đề có được xác định một cách hiệu quả không? Thầy/cô với vai trò là người điều phối có giữ cho cuộc thảo luận đi đúng hướng hay không? Mọi người có cơ hội để nói không? Sự tham gia của bạn có được chào đón và khuyến khích không? Những câu hỏi nào liên quan đến cuộc thảo luận mà vẫn chưa được trả lời? Những cách mà cuộc thảo luận có thể được cải thiện? Bạn cũng có thể sử dụng một bảng câu hỏi chính thức hơn và để sinh viên đánh giá các khía cạnh khác nhau của cuộc thảo luận đó.
  • Tiến hành đánh giá không chính thức của chính bạn về các cuộc thảo luận. Hãy xem xét các câu hỏi sau khi đưa ra đánh giá của bạn: Mọi người đã đóng góp ý kiến cho cuộc thảo luận hay chưa? Tôi đã tham gia mức độ thế nào với tư cách là người điều phối? Cuộc thảo luận có tập trung vào vấn đề cần thảo luận không? Những câu hỏi nào đã được nêu lên một cách hiệu quả? Mức độ hài lòng  của các nhóm với hiệu quả của cuộc thảo luận như thế nào? Lần sau tôi sẽ làm gì khác?

Tài liệu đọc thêm

This Creative Commons license lets others remix, tweak, and build upon our work non-commercially, as long as they credit us and indicate if changes were made. Use this citation format: Facilitating Effective Discussions. Centre for Teaching Excellence, University of Waterloo.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *