Thiết kế phổ quát: Chiến lược giảng dạy

Thiết kế phổ quát: Chiến lược giảng dạy

Dạy tốt bao gồm việc xem xét các điểm mạnh và nhu cầu của tất cả người học. Không thể có khái niệm nào gọi là một “người học bình quân”: sinh viên học và xử lý thông tin theo nhiều cách khác nhau. Bằng cách sử dụng các chiến lược giảng dạy phản ánh các nguyên tắc của thiết kế phổ quát (UD-Universal Design), người giáo viên có thể hướng tới mục đích hỗ trợ tất cả người học.

Các thủ thuật sau đây thuộc ba loại chính: khả năng tiếp cận, tính đa dạngmôi trường lớp học mang tính hỗ trợ. Các thủ thuật và ví dụ minh họa kèm theo không hẳn là toàn diện và cũng không có nghĩa là phải được thực hiện cùng một lúc. Khi bạn cố gắng xem xét sự khác biệt trong cách sinh viên học, hãy bắt đầu bằng cách chọn chỉ một hoặc hai ý tưởng mà bạn thấy dễ áp dụng và có hiệu quả trong bối cảnh giảng dạy của bạn. Hãy nhớ rằng thực hiện thậm chí chỉ một sự thay đổi cũng sẽ có lợi cho một số lượng không nhỏ sinh viên.

Khả năng tiếp cận

Sử dụng phương pháp giảng dạy có khả năng tiếp cận. Giảm các rào cản không cần thiết liên quan đến khả năng nhận thức và hiểu thông tin của sinh viên. Ví dụ,

  • Mang micrphone trong các lớp học có sức chứa từ 25 sinh viên trở lên. Những lớp học có tiếng ồn xung quanh từ quạt máy chiếu hoặc hệ thống sưởi và làm mát làm cho giờ học trở nên khó khăn – mệt mỏi, thậm chí đối với việc chăm chú lắng nghe của sinh viên, đặc biệt đối với những sinh viên gặp khó khăn khi nghe hoặc xử lý những gì các em nghe được. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn có một giọng nói lớn, hãy tránh giả định rằng người khác có thể nghe thấy bạn nói rõ như thế nào.
  • Luôn nhắc lại nhận xét hoặc câu hỏi của sinh viên vào micrô trước khi trả lời để tất cả sinh viên có thể nghe ngữ cảnh cho câu trả lời của bạn.
  • Quay mặt về phía cả lớp khi nói và nói càng rõ càng tốt. Nhiều sinh viên học tốt nhất khi họ nhìn thấy miệng và biểu cảm khuôn mặt của người giáo viên.
  • Củng cố các thuật ngữ chính bằng cách viết chúng ra để sinh viên có thể theo dõi bài học. Chiến lược này sẽ hỗ trợ những sinh viên gặp khó khăn trong việc nghe hoặc hiểu bạn và những người vẫn đang làm quen với từ vựng của ngành học.
  • Khi trình bày các phương tiện trực quan, hãy đưa ra lời giải thích bằng lời nói để những sinh viên gặp khó khăn trong việc nhìn thấy hoặc xử lý thông tin nhìn thấy có thể theo được bài giảng.
  • Cung cấp các hướng dẫn rõ ràng, tường minh cho các bài tập, bằng văn bản và, nếu có thể, hướng dẫn ngay tại lớp.
  • Chia hướng dẫn làm bài tập thành các bước và trình bày các bước đó trên một trang giấy (hoặc trang web).
  • Cung cấp các ví dụ cụ thể để minh họa các khái niệm quan trọng để sinh viên có thể hình dung sự liên hệ giữa các khái niệm và từ đó sẽ ghi nhớ.
  • Chia nhỏ các nội dung lớn thành các phần nhỏ và cho sinh viên nghỉ giữa các phần đó để sinh viên không bị quá tải về nhận thức.
  • Nếu có thể, hãy xem lại danh sách các sinh viên đã đăng ký Dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật khi lập kế hoạch cho các hoạt động học tập, đánh giá và hoạt động học tập theo kinh nghiệm để có thể phát triển các lựa chọn thay thế phù hợp cho sinh viên cần có sự thích nghi.
  • Nếu một sinh viên yêu cầu thích nghi, hãy giới thiệu họ đến Dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật để có thể thiết lập một kế hoạch thích nghi phù hợp, có tính đến tình trạng sức khỏe của sinh viên và các hạn chế về chức năng.

Tính đa dạng

Sử dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giảng dạy. Tăng cơ hội học hỏi bằng cách trình bày thông tin ở các hình thức khác nhau trong suốt khóa học. Ví dụ,

  • Sử dụng bài đọc, hình ảnh, đồ họa, bảng biểu, đồ thị, video, mốc thời gian hoặc mô phỏng, nếu phù hợp.
  • Ngoài việc giảng dạy, hãy bổ sung thêm các cuộc thảo luận, hoạt động học tập theo hình thức học hỏi từ các bạn trong lớp, hoạt động giải quyết vấn đề và các hình thức giảng dạy khác phù hợp với nội dung/ ngành học của bạn. Xem Chín phương án để giảng dạy hoạt động học tập chủ động.

Sử dụng một loạt các chiến lược để thu hút sinh viên. Sự tham gia bài học của sinh viên có liên quan tới một số kết quả học tập tích cực như động lực học và thành tích học tập (Gunuc, 2014; Kuh et al., 2008). Trong suốt khóa học, hãy sử dụng các phương tiện khác nhau để thu hút sinh viên. Ví dụ,

  • Xưng hô/gọi sinh viên theo tên của các em. Trong các lớp học đông, hãy cố gắng học càng nhiều tên sinh viên càng tốt và cho sinh viên biết rằng bạn đang cố gắng học tên của họ. Ngay cả khi bạn quên một số tên, sinh viên có thể sẽ đánh giá cao rằng bạn đang nỗ lực.
  • • Cung cấp cơ hội để thực hành các kỹ năng được dạy (ví dụ: các hoạt động tự đánh giá).
  • Mô hình hóa quy trình liên quan đến một nhiệm vụ được giao (ví dụ: chỉ cho sinh viên biết các bước bạn sẽ thực hiện nếu bạn đang hoàn thành nhiệm vụ được giao).
  • Tránh cho điểm không cần thiết chỉ để điểm danh hoặc tránh phạt sinh viên vì bỏ buổi học. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những sinh viên nghỉ học do bị khuyết tật, như được thông tin từ  Dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật. Ngay cả trong các khóa học mà việc tham dự là cần thiết do các hoạt động hội thảo hoặc nhóm, hãy khám phá các cách để sinh viên trình bày theo những cách khác (ví dụ: các ứng dụng trực tuyến hợp tác).
  • • Định kỳ nhắc sinh viên vẽ kết nối giữa tài liệu các em có và thế giới xung quanh.
  • Tránh lạm dụng một loại hoạt động học tập nào đó (ví dụ: thảo luận nhóm nhỏ); mặc dù phương pháp đó có thể thu hút một số sinh viên, nhưng nó có thể gây ra rào cản cho những người khác.
  • Trường hợp khả thi, cung cấp một số lựa chọn. Sự lựa chọn cho phép sinh viên tăng cường sự tham gia của họ với tài liệu khóa học và cho phép sinh viên sử dụng điểm mạnh của mình để thể hiện hiệu quả hơn những gì họ biết.
  • Cho sinh viên biết rằng bạn quan tâm đến cách họ đang làm.

Môi trường lớp học mang tính hỗ trợ

Nuôi dưỡng một môi trường lớp học hòa nhập, nơi mang lại các giá trị đa dạng. Ý thức về sự sở hữu có liên quan tích cực đến việc học (Freeman, Anderman, & Jensen, 2007; Strayhorn, T., 2012; Trujillo & Tanner, 2014). Có nhiều cách để giáo viên có thể thể hiện cam kết của mình trong việc tạo ra một môi trường học tập hòa nhập, ví dụ,

  • Đưa một câu tuyên bố lên giáo trình của bạn truyền đạt cách bạn, bản thân bạn nhận thức được giá trị của sự hòa nhập trong khóa học của bạn. Nói chuyện với các sinh viên của bạn vào đầu học kì về tuyên bố bằng văn bản này.
  • Thúc đẩy tính hòa nhập trong công việc nhóm bằng cách cung cấp cho sinh viên các hướng dẫn và tài nguyên về cách giải quyết xung đột với người khác.
  • Avoid using instructional materials and examples that foster stereotypes.
  • Recognize the importance of respecting students’ choice of pronoun. See Gender Pronouns and Teaching tip sheet.
  • Tránh sử dụng các tài liệu giảng dạy và các ví dụ thúc đẩy sự rập khuôn.
  • Nhận ra tầm quan trọng của việc tôn trọng lựa chọn của sinh viên về đại từ. Xem tài liệu Giới tính-Đại từ và thủ thuật giảng dạy”.
  • Tôn trọng sự riêng tư của sinh viên bằng cách không thảo luận về sự hòa hợp của mình trước mặt người khác và không khiến họ tiết lộ khuyết tật của họ.

Tạo môi trường học tập hỗ trợ sinh viên

Giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tâm tận tâm, tập trung vào người học bằng cách loại bỏ những rào cản không cần thiết và bằng cách thể hiện sự thấu hiểu rằng sai lầm là một phần tất yếu của quá trình học. Cụ thể là:

  • Nhận ra rằng Thiết kế phổ quát có thể làm giảm các rào cản nhưng nó không loại bỏ nhu cầu thích ứng môi trường của mỗi cá thể
  • Làm quen với các qui định và chính sách liên quan đến việc hỗ trợ sinh viên thích nghi. Xem Chính sách 58, Quy trình thích nghi học tập của sinh viên và thông tin truy cập dịch vụ Access Ability cho đội ngũ nhân viên và giảng viên.
  • Đừng “gọi trực tiếp” sinh viên trên lớp trừ khi bạn quan sát thấy các em cảm thấy thoải mái với việc này.
  • Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi và đến gặp giáo viên giờ hành chính.
  • Tránh các qui định hạn chế sử dụng công nghệ trong lớp học (vd. laptops) vì việc sử dụng này có thể giúp các em bày tỏ nhu cầu thích nghi với các bạn học trong lớp.
  • Thúc đẩy sự phát triển kỹ năng siêu nhận thức bằng cách cung cấp nhiều cơ hội để rèn luyện các kỹ năng để sinh viên có thể đánh giá sự sẵn sàng của bản thân khi tham gia các bài đánh giá giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Xem mục Dạy kỹ năng siêu nhận thức.
  • Tránh các chương trình chấm điểm và các bài kiểm tra cuối kỳ trong đó phần lớn điểm của sinh viên chỉ dựa trên cách các em thể hiện năng lực trong một ngày.
  • Giúp sinh viên nhận ra rằng sai lầm và thất bại là một phần tất yếu trong quá trình học tập cho mọi người.
  • Nếu có thể, cho sinh viên cơ hội được sửa sai và học tập nhiều từ các lỗi sai đó.
  • Chấm điểm cả quá trình và sản phẩm, hãy đánh giá và trao thưởng cho sinh viên dựa trên cả quá trình nỗ lực tốt của các em ngay cả khi sản phẩm cuối cùng có vấn đề.
  • Đưa ra phản hồi đúng thời điểm và tạo cơ hội để các em áp dụng các phản hồi đó.
  • Check yur assumptions. There are many reasons why a student might miss class, submit a late assignment, or fail a midterm.
  • Hãy xem xét lại những định kiến tồn tại của cá nhân. Sẽ luôn có những lý do đằng sau việc tại sao một sinh viên lại bỏ lớp, nộp bài muốn hoặc trượt thi giữa kì.

References

Freeman, T.M., Anderman, L.H., & Jensen, J.M. (2007. Sense of belonging in college freshmen at the classroom and campus levels. The Journal of Experimental Education, 75(3), 203-220.

Gunuc, S. (2014). The relationships between student engagement and their academic achievement. International Journal on New Trends in Education and Their Implications, 5(4), 216-231.

Kuh, G.D., Cruce, T.M., Shoup, R., Kinzie, J., &Gonyea, R.M. (2008). Unmasking the Effects of Student Engagement on First-Year College Grades and Persistence.  The Journal of Higher Education, 79(5), 540- 563.

Strayhorn, T.L. (2012). College Student’ Sense of Belonging. A Key to Educational Success for All Students. Taylor & Francis, New York.

Trujillo, G., & Tanner, K.D. (2014). Considering the role of affect in learning: Monitoring students’ self-efficacy, sense of belonging, and science identity. CBE- Life Sciences Education, 13, 6-15.
 

Nguồn trích dẫn

CTE Accessibility Resources for Instructors

Student Academic Accommodation Procedures [link when live in January 2019]

Educator’s Accessibility Toolkit  found at Accessible Campus

CTE Tips Sheets

This Creative Commons license lets others remix, tweak, and build upon our work non-commercially, as long as they credit us and indicate if changes were made. Use this citation format: Universal Design: Instructional Strategies. Centre for Teaching Excellence, University of Waterloo.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *