Các hoạt động dành cho lớp học đông
Đặt câu hỏi
Câu hỏi là hình thức đơn giản nhất của công cụ giảng dạy tương tác, đặc biệt trong các lớp học đông và hữu ích trong bất kỳ ngành học nào. Chúng có thể giúp thúc đẩy học tập chủ động và đánh giá mức độ quan tâm và hiểu biết của sinh viên. Hãy đặt câu hỏi ngay từ buổi học đầu tiên để tạo tiền lệ; bạn thấy mức độ tham gia của sinh viên tốt hơn nhiều so với việc bạn cố gắng thay đổi thói quen của mình giữa học kì.
- Phát triển các câu hỏi quan trọng trước khi đến lớp (các câu hỏi này sẽ không xuất hiện ngay lập tức- điều này cũng cho phép bạn lên kế hoạch chuẩn bị)
- Quyết định khi nào bạn sẽ đặt câu hỏi. Trong các bài giảng, hãy đặt câu hỏi sớm để kích thích sự hứng thú và đánh giá mức độ kiến thức của sinh viên; vào giữa buổi học, để thay đổi nhịp độ của bài giảng; và/ hoặc ở cuối bài giảng, để tổng hợp lại các ý chính và thu thập ý tưởng cho các giờ học tiếp theo.
- Đặt ra các câu hỏi có thể được trả lời, nhưng ưu tiên những câu hỏi có câu trả lời phức tạp.
- Thay đổi dạng câu hỏi: những câu hỏi đánh giá kiến thức, yêu cầu chẩn đoán hoặc giải thích hoặc thách thức sinh viên đưa ra kết luận.
- Mỗi lần chỉ hỏi một câu hỏi.
- Tạm dừng giữa lúc hỏi và nhận câu trả lời (khoảng dừng này sẽ cho sinh viên cơ hội nghĩ về câu trả lời và bằng cách không hỏi người đầu tiên giơ tay, bạn khuyến khích sinh viên ít nói trong lớp tham gia vào giờ học)
- Ghi nhận tất cả các câu trả lời – nhắc lại để lớp có thể nghe và/ hoặc viết chúng lên bảng (điều này cũng giúp cho bạn hiểu câu trả lời).
- Di chuyển quanh phòng học – tránh quá tập trung vào người được hỏi.
Động não/công não
- Động não (công não) có thể đơn giản và hữu ích trong tất cả các ngành nhưng nó cần phải được sử dụng phù hợp để có hiệu quả. Chọn một thời điểm chiến lược trong lớp học của bạn để động não: ví dụ, khi bắt đầu một chủ đề mới hoặc vào cuối bài giảng để tổng hợp lại các vấn đề đã học. Căn cứ sự tiếp nhận kiến thức của sinh viên để quyết định các chủ đề phụ cần nhấn mạnh trong suốt buổi dạy của bạn; và để xác định ranh giới của việc câu hỏi và đồng thời để đánh giá mức độ hiểu và quan tâm của sinh viên về chủ đề bạn đưa ra.
- Quyết định chính xác bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian cho hoạt động động não và tuân thủ theo đúng kế hoạch đặt ra.
- Trình bày cho sinh viên một câu hỏi hoặc vấn đề mà bạn muốn biết ý tưởng của các em: nhấn mạnh số lượng ý tưởng quan trọng hơn chất lượng. Đối với các lớp đông, bạn nên sử dụng một câu gợi ý trả lời mang tính chất ướm thử thay vì đưa ra câu khẳng định hoàn toàn. Ví dụ, “Hãy nói cho thầy/cô biết những gì em biết, đã nghe tới hoặc đã đọc về chủ đề này”. Điều này cho phép sinh viên của bạn đưa ra câu trả lời mà không phải sợ sai.
- Sử dụng một vài phút im lặng để sinh viên viết ra ý tưởng của mình trước khi nghe các em trình bày.
- Chấp nhận sự tiếp nhận kiến thức của sinh viên và sắp xếp nó thành các nhóm hợp lý, nếu có liên quan.
- Chỉ áp dụng hai quy tắc: ghi nhận mọi đề nghị bằng cách viết ra và không cho phép phán xét bất kỳ ý tưởng nào cho đến khi hoạt động động não kết thúc (điều này bao gồm các phán xét của chính bạn!)
Hoạt động hỏi thảo luận
Hỏi thảo luận, như tên gọi của nó cho thấy, đây là hoạt động kết hợp các câu hỏi và thảo luận thành một hoạt động. Người thầy đặt câu hỏi hoặc đưa ra một câu tường trình trước lớp (câu hỏi này nên được viết trên bảng đen hoặc qua máy chiếu hắt). Có bốn quy tắc cơ bản khi tiến hành hoạt động này:
- Thảo luận phải ở dạng câu hỏi (Không phải dạng câu tường trình)
- Một người chỉ có thể nói mỗi lần thứ “n”.
- Không sử dụng câu hỏi giả mạo (nghĩa là, một câu tường trình được ngụy trang dưới dạng một câu hỏi. Ví dụ: “Các lớp nhỏ tốt hơn các lớp đông có phải không?”).
- Không ám chỉ cá nhân- công kích vào người khác (ví dụ, “một người sẽ bị điên nếu họ nghĩ như vậy, phải không?” – đây cũng là một câu tường trình trá hình).
Việc tuân theo bốn quy tắc này giúp cho hoạt động hỏi thảo luận có thể diễn ra một cách hiệu quả. Tất cả các câu hỏi được ghi lại, nhóm lại và được sử dụng để xác định mức độ sinh viên tiếp xúc và hiểu về một chủ đề cụ thể. Nó cũng có thể được sử dụng để xác định các chủ đề sẽ triển khai trong mỗi bài giảng. Bằng cách định hình lại cuộc thảo luận dưới dạng các câu hỏi, sinh viên cảm thấy bớt sợ hãi khi nói trước lớp đông. Đồng thời, các câu hỏi được thể hiện dưới dạng ướm thử (không thể sai) thay vì câu trả lời mang tính khai báo (có thể sai). Quy tắc nói mỗi “n” lần (ví dụ 3 hoặc 4) tạo ra nhiều quan điểm khác nhau và cho phép sinh viên có cơ hội ngẫm nghĩ trong khi chờ đến lượt nói.
Tranh luận
Tranh luận là một cách hiệu quả để khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động trong các nhóm lớn mà không sợ bị mất kiểm soát, và hoạt động này có thể được áp dụng trong bất kỳ ngành nào – không chỉ các ngành khoa học xã hội. Các tranh luận có thể xuất hiện tự phát từ tài liệu giảng dạy trên lớp nhưng tốt nhất là nên triển khai có kế hoạch.
- Bước đầu tiên là mô tả bối cảnh và giải thích lý do tại sao bạn sẽ tổ chức hoạt động tranh luận.
- Sau đó, đưa ra quyết định hai bên (hoặc nhiều hơn) tham gia tranh luận và nhóm sinh viên thành các nhóm dựa theo mỗi quan điểm. Ví dụ, những người ngồi phía bên phải của căn phòng là thể hiện ủng hộ cho một khái niệm, trong khi những người ở phía bên trái chống lại nó.
- Đối với các nhóm đông, bạn nên để người nói giơ tay trong khi bạn điều phối cuộc tranh luận. Cuộc tranh luận lúc đầu có thể bắt đầu với nhịp độ chậm, nhưng cường độ tranh luận sẽ tăng lên.
- Bạn, với tư cách là người điều phối cuộc tranh luận, có thể đặt câu hỏi để kích thích các bên tranh luận, nhưng không nên phán xét về bất kỳ quan điểm nào (ít nhất là cho đến sau khi cuộc tranh luận đó kết thúc!)
- Sau 10 đến 15 phút tranh luận, kết thúc cuộc tranh luận và suy ngẫm về những gì đã nói.
- Bạn có thể sử dụng các ý tưởng và các ý kiến mâu thuẫn từ cuộc tranh luận để dẫn vào bài giảng của mình, xem xét tổng hợp lại các khái niệm bài giảng để kết thúc buổi học, hoặc tạo sự tiếp nối sang các buổi học tiếp theo của bạn.
Suy ngẫm-Làm việc theo cặp- Chia sẻ
Đây là một kỹ thuật phá băng hiệu quả có thể được sử dụng ngay từ đầu học kì. Hoạt động này cũng dễ dàng giúp cho các lớp học đông tương tác và khuyến khích nhiều sinh viên tham gia hơn là việc áp dụng các chiến lược đặt câu hỏi thông thường. Sử dụng các ý tưởng của sinh viên sau khi hoạt động suy ngẫm-làm việc theo cặp-chia sẻ để dẫn vào bài giảng hoặc thảo luận về nội dung có trong tài liệu giảng dạy trên lớp.
- Đặt một câu hỏi hoặc nêu ra một vấn đề cho toàn bộ lớp: lưu ý câu hỏi/vấn đề nêu ra ở đây nên lựa chọn sao cho sinh viên có thể trả lời nhưng vẫn đảm bảo độ phức tạp.
- Cho sinh viên một đến ba phút để suy nghĩ về câu hỏi/vấn đề theo từng cá nhân, sau đó chia sinh viên thành từng cặp.
- Yêu cầu các em thảo luận câu trả lời của mình với nhau trong hai đến ba phút.
- Mời sinh viên chia sẻ câu trả lời với toàn bộ lớp: những người có ý tưởng đã được thử thách, củng cố hoặc được điều chỉnh có thể sẽ xung phong phát biểu, chia sẻ.
Tóm tắt bằng một câu
Đây có thể là một hoạt động viết không tính điểm trong lớp. Bài tập này không chỉ giúp tăng cường khả năng hiểu, mà còn cả kỹ năng viết và có thể cung cấp cho bạn thông tin phản hồi bằng văn bản có giá trị. Được sử dụng vào cuối giờ học, hoạt động tóm tắt bằng một câu có thể là một cách tốt để đánh giá về nội dung bài giảng vừa được dạy. Khi bắt đầu buổi học, nó có thể được dùng để ôn lại nội dung đã được giảng dạy trước đó và được sử dụng để bắt đầu cho bài giảng mới. Hoạt động tóm tắt bằng một câu cũng có thể được tiến hành độc lập để tăng cường khả năng viết nói chung của sinh viên.
- Mục tiêu của hoạt động này là để sinh viên nêu ý chính của toàn bộ hoặc một phần bài giảng với lượng yêu cầu viết giới hạn.
- Chọn một vấn đề vừa được giảng dạy trên lớp, hãy trả lời các câu hỏi sau đây có liên quan đến vấn đề đó càng nhanh càng tốt trước sinh viên: “Ai đã làm gì với ai, khi nào, ở đâu, như thế nào và tại sao?” và chuyển câu trả lời của bạn thành một câu đúng ngữ pháp.
- Đưa ra một chủ đề khác tương tự cho sinh viên của bạn và cho các em năm phút hoặc thời gian tương đương để mỗi em đưa ra một câu tóm tắt của mình.
- Thu lại các câu tóm tắt này để xác định xem sinh viên có nhận ra những ý chính của bài giảng không. Một cách thức khác có thể áp dụng hoạt động này đó là để sinh viên trao đổi với người bên cạnh – cho các em thời gian vài phút im lặng để đọc và đưa ra nhận xét, sau đó cho thêm vài phút thảo luận theo cặp trước khi cả lớp cùng thảo luận về các câu tóm tắt đó.
Viết bài trong 1 phút
Điều này giúp cho sinh viên thấy rằng các em có thể viết nhanh và ngay lập tức, và giúp tăng cường khả năng viết nói chung. Giống như hoạt động tóm tắt bằng một câu (và hoạt động thi đố không tính điểm sẽ được thảo luận ở phần sau), hoạt động viết một bài viết trong một phút có thể cung cấp cho bạn một nguồn phản hồi chính xác và ngay lập tức về nội dung khóa học và phong cách thuyết trình của bạn. Nó cũng có thể khuyến khích sinh viên suy nghĩ về các khái niệm chính được thảo luận trong lớp học. Bạn có thể giao cho sinh viên viết bài viết dài trong một phút vào cuối buổi học để đánh giá mức độ hiểu, cung cấp hoạt động thực hành viết nói chung và cho sinh viên động lực để tiếp thu và hiểu nội dung khóa học. Xem xét việc sử dụng nội dung của các bài viết dài một phút để lên kế hoạch cho nội dung bài giảng của các giờ học tiếp theo: khi các sinh viên thấy người giáo viên trả lời các mối quan tâm của các em, các em sẽ có động lực tham gia các buổi học tiếp theo.
- Đưa ra gợi ý cho bài viết, chẳng hạn như “khái niệm quan trọng nhất của bài giảng này là gì và phần nào trong bài khó hiểu/chưa sáng tỏ nhất?”
- Cho sinh viên một hoặc hai phút nghĩ về chủ đề mà không cần viết gì cả.
- Cho sinh viên một phút (hoặc một khoảng thời gian ngắn) để viết tất cả những gì các em có thể viết.
- Thu lại các bài viết đó (tùy thuộc vào không khí lớp học, bạn có thể yêu sinh viên ghi tên của của mình lên bài hoặc để ẩn danh).
- Bạn cũng có thể sử dụng bài tập này để điểm danh sinh viên hoặc như một bài tập ngắn và cho điểm cho từng bài.
Thi đố không tính điểm
Một bài thi đố không tính điểm sẽ khuyến khích sinh viên tập trung chú ý trong các bài giảng bằng cách trình bày cho sinh viên mục tiêu học tập ngắn hạn, không khiến các em cảm thấy căng thẳng. Hoạt động này có thể được tiến hành rất nhanh, và cũng cung cấp cho bạn một nguồn phản hồi rõ ràng về trình độ kiến thức của sinh viên. Sử dụng các câu đố không tính điểm khi bắt đầu bài giảng để xác định mức độ kiến thức, hoặc cuối bài giảng như một hình thức tổng kết, khích lệ sinh viên lưu giữ và hiểu thông tin bài giảng. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng hoạt động này ở cuối bài giảng để đánh giá mức độ thành công của bạn trong việc giảng dạy nội dung bài học hôm đó.
- Viết (các) câu hỏi lên bảng, máy chiếu hắt hoặc dưới dạng tài liệu phát tay
- Cho sinh viên năm đến mười phút để trả lời trên một tờ giấy trắng (tùy thuộc vào không khí lớp học, bạn có thể để bài thi đố dưới dạng ẩn danh hoặc yêu cầu sinh viên ghi tên mình vào giấy
- Thu lại các tờ giấy đó và thông báo kết quả cho sinh viên vào buổi học tới. Một cách làm khác đó là chuẩn bị các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và lần lượt đưa ra từng câu hỏi, yêu cầu sinh viên giơ tay trả lời. Một cách khác nữa đó là: trước khi (hoặc thay vì) thu lại các tờ bài kiểm tra trắc nghiệm thi đố đó, yêu cầu sinh viên trao đổi và chấm các câu trả lời của nhau dựa trên các câu trả lời do giáo viên cung cấp. Việc chấm điểm này cho phép sinh viên đánh giá sự hiểu bài của mình và không nên sử dụng cách này để đánh giá chính thức.
Ban liên lạc sinh viên (“Liên hiệp bạn bè- Ombuddies”)
“Liên hiệp bạn bè-Ombuddies” hay còn gọi là ban liên lạc sinh viên có thể là một cách làm tuyệt vời để nhận phản hồi từ các lớp học đông. Bằng công cụ này, một nhóm sinh viên tình nguyện hoạt động như một ban liên lạc giữa giáo viên với lớp. Nhóm này có thể gặp riêng theo một lịch cố định đều đặn và sau đó định kỳ gặp bạn để cung cấp cho bạn thông tin phản hồi mà họ đã thu nhận được từ các bạn cùng lớp. Hoặc, hoạt động này không cần phải triển khai chính thức mà chỉ cần thông qua việc các sinh viên chỉ cần báo cáo cho bạn các câu hỏi phát sinh hoặc mối quan tâm/lo lắng của sinh viên bất cứ khi nào các bạn trong lớp phản ánh. Lớp học phải luôn biết ai là tình nguyện viên và sẽ nhận được báo cáo thường xuyên về các phản hồi sinh viên từ các “liên hiệp bạn bè”, và/hoặc từ chính giáo viên. Có hai yếu tố giúp cho hoạt động này được tiến hành hiệu quả:
- Cung cấp cho các tình nguyện viên một số hướng dẫn về cách hoạt động như một ban liên lạc là như thế nào,cũng như cách thu hút và thu thập phản hồi từ các bạn trong lớp.
- Các sinh viên cần phải quen biết nhau. Liên hiệp bạn bè nên được sử dụng trong các chương trình học yêu cầu qui định chặt chẽ hoặc các lớp thuộc năm cuối thời điểm sinh viên đã khá thân quen với nhau. Nếu một sinh viên ngại không muốn nói chuyện với thầy cô về một vấn đề nào đó, rất có thể các em cũng sẽ e ngại khi nói chuyện với một sinh viên là một người hoàn toàn xa lạ.
Hòm thư đề xuất/gợi ý
Công cụ này có liên quan đến việc bạn mang một hộp thư đề xuất/gợi ý đến lớp học của bạn mỗi buổi học hoặc treo một phong bì trên cửa văn phòng của bạn. Sinh viên có thể sử dụng phương pháp này để cung cấp cho bạn các đề xuất ẩn danh liên quan đến việc giảng dạy của bạn hoặc khóa học nói chung.
- Hãy chắc chắn nói với sinh viên về kiểu đề xuất mà bạn muốn nhận được: bạn càng cởi mở, các đề xuất thu được sẽ càng đa dạng.
- Đọc kĩ các đề xuất thường xuyên để đưa chúng vào ngữ cảnh, tóm tắt chúng cho lớp và cho biết bạn sẽ hành động theo ý kiến nào và tại sao.
- Hãy nhớ rằng các sinh viên viết đề xuất bằng tay có thể không hoàn toàn trung thực vì bạn có thể nhận ra chữ viết của các em. Do vậy, hãy khuyến khích sinh viên gửi đề xuất đánh máy nếu các em quan tâm.
Phát thẻ phản hồi
Tương tự như hoạt động viết bài trong một phút, các tấm thẻ để trống cho phép bạn thu thập một lượng nhỏ phản hồi nhanh chóng và dễ dàng.
- Sinh viên trả lời hai câu hỏi mà bạn đặt ra, mỗi bên thẻ ghi câu trả lời cho một câu hỏi
- Câu hỏi có thể rất chung chung (chẳng hạn như, “Các em muốn thêm điều gì? Ít điều hơn trong lớp học?”); hoặc câu hỏi cũng có thể cụ thể hơn (ví dụ, “các vấn đề đặt ra trong bài có quá khó không?”).
- Cho sinh viên một đến hai phút để ghi lại ý tưởng của mình. Nếu cho thêm nhiều thời gian hơn, sinh viên có thể trở nên thất vọng do hạn chế khoảng trống trên giấy để ghi các ý tưởng.
- Thu thập câu trả lời của sinh viên và trả lời bất kỳ câu hỏi nào các em đã gửi trong buổi học tiếp theo.
Thư điện tử và thư thoại
Trong các lớp học đông, đôi khi có thể khó trả lời mọi mối quan tâm hoặc mọi câu hỏi của từng sinh viên. Thư điện tử và thư thoại cho phép sinh viên đặt câu hỏi hoặc cung cấp phản hồi về một vấn đề cụ thể bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm.
- Hãy nhớ kiểm tra tin nhắn của bạn thường xuyên, đặc biệt là trước mỗi buổi học để bạn có thể trả lời các câu hỏi của sinh viên càng sớm càng tốt
- Giải thích rõ ràng hướng dẫn sử dụng các công cụ này. Cụ thể, bạn nên giải thích tần suất bạn sẽ kiểm tra thư của mình, loại ngôn ngữ nên được sử dụng (nó dễ dàng hơn nhiều khi thể hiện sự khó chịu với máy tính hơn là thể hiện sự khó chịu đó trực tiếp với người) và các chính sách về thời gian đưa ra câu hỏi (chẳng hạn, bạn sẽ không giải thích chi tiết một khái niệm vào đêm trước ngày thi).
Mạng Internet
Bạn có thể sử dụng bảng thông báo điện tử hoặc trang web khóa học để đăng giáo trình, ghi chú khóa học, hướng dẫn giao bài tập hoặc thông tin chi tiết về quản lý khóa học (ví dụ: số điện thoại văn phòng của bạn, lịch thi, v.v.). Có thể sử dụng các ứng dụng Internet nhiều hơn chẳng hạn như sử dụng bảng thông báo, phòng trò chuyện hoặc các nhóm thảo luận trực tuyến để trả lời các câu hỏi của sinh viên hoặc đặt ra các câu hỏi thảo luận. Những công cụ này hoạt động tốt nhất trong các lớp học đông nếu sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ hơn và được tính điểm dựa trên sự tham gia hoạt động của các em ở trên lớp. Các cuộc thăm dò điện tử có thể được sử dụng để nhận phản hồi từ nhóm lớn về thời gian làm việc theo giờ hành chính, các chủ đề cho bài giảng và bỏ phiếu về các chủ đề tranh luận. Ngoài ra, hãy xem xét những hoạt động nào liên quan tiếp xúc với trực tiếp sinh viên mà bạn sẽ loại bỏ khỏi khóa học của mình để dành thời gian cho các cuộc thảo luận trực tuyến. Tham khảo thủ thuật giảng dạy của Trung tâm hỗ trợ giảng dạy hoặc các hệ thống công nghệ thông tin để biết thêm thông tin về việc sử dụng máy tính trong khóa học của bạn.
Sử dụng thiết bị bấm Clickers và mạng xã hội Twitter
Bạn có thể sử dụng các thiết bị bấm clicker để thu thập các câu trả lời của sinh viên cho các câu hỏi trắc nghiệm. Bạn có thể mở rộng việc học bằng các thiết bị clicker này bằng cách cho sinh viên trả lời cá nhân trước và sau đó cho các em trả lời lại một lần nữa sau khi tham gia thảo luận ý kiến với các bạn của mình. Một số giáo viên cũng khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động học tập thông qua các công nghệ viết blog nhỏ như dùng mạng xã hội Twitter: sinh viên có tùy chọn tham gia bằng lời nói hoặc nhập các thông tin cập nhật của mình vào nguồn cấp dữ liệu Twitter trực tiếp.
Nguồn tham khảo
- Blythe, H. and C. Sweet. It Works for Me! Shared Tips for Teaching. Stillwater: New Forums Press, 1998.
- Brookfield, S.D. and S. Preskill. Discussion as a Way of Teaching: Tools and Techniques for Democratic Classrooms. San Francisco: Josey-Bass, 1999.
- Cameron, B.J. Active Learning. Halifax: Society for Teaching and Learning in Higher Education, 1999.
- Cross, K.P. and T.A. Angelo. Classroom Assessment
Techniques: A Handbook for College
Teachers. 2nd edition. San Francisco: Jossey-Bass, 1993. - Davis, B.G. Tools for Teaching. San Francisco: Jossey-Bass, 1993.
- Frederick, P.J. “The lively lecture – 8 variations.” College Teaching vol 34. no. 2, pp. 43-50.
- Gedalof, A.J. Teaching Large Classes. Halifax: Society for Teaching and Learning in Higher Education, 1998.
- Haughley, M. and T. Anderson. Networked Learning: The Pedagogy of the Internet. Toronto: McGraw-Hill, 1998.
- Millis, B.J. and P.G. Cottell, Jr. Cooperative Learning for Higher Education Faculty. Phoenix: Oryx Press, 1998.
- McKeachie, W.J., ed. McKeachie’s Teaching Tips:
Strategies, Research, and Theory for College
and University Teachers (10th ed.). Boston: Houghton Mifflin, 1999. - Newble, D. and R. Cannon. A Handbook for Teachers in Universities and Colleges: A Guide to Improving Teaching Methods. New York: Kogan Page, 1989.
- Silberman, M. Active Learning. Needham Heights: Allyn & Bacon, 1996.
- Timpson, W.M.; Burgoyne, S.; Jones, C.S. and W. Jones. Teaching and Performing: Ideas for Energizing Your Classes. Madison: Magna, 1995.
This Creative Commons license lets others remix, tweak, and build upon our work non-commercially, as long as they credit us and indicate if changes were made. Use this citation format: Activities for Large Classes. Centre for Teaching Excellence, University of Waterloo.