Học tập chủ động (học tập tích cực) là dựa trên học thuyết kiến tạo- một lý thuyết học tập khẳng định rằng người học kiến tạo sự hiểu biết của riêng họ đối với một chủ đề bằng việc xây dựng kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức trước đây của họ. Do đó, triển khai hoạt động học tập chủ động có nghĩa là chuyển trọng tâm của việc dạy từ hình thức truyền thụ kiến thức sang kiến tạo kiến thức của người học thông qua việc tạo ra các nhiệm vụ có chỉ dẫn, các tương tác, bài tập và môi trường giúp khai thác việc học sâu và học có chủ đích. Một lý thuyết nữa có liên quan chặt chẽ đến hình thức học tập này là thuyết kiến tạo xã hội; học thuyết này cho rằng học tập chủ động diễn ra hiệu quả nhất khi sự kiến tạo kiến thức được tiến hành thông qua tương tác giữa người học với người khác.
Vì vậy, những gì được coi là học tập chủ động? Theo Bonwell và Eison (1991), học tập chủ động là “bất cứ điều gì liên quan đến sinh viên trong việc làm và suy nghĩ về những việc họ đang làm” (trang 2), và Felder và Brent (2009) định nghĩa học tập tích cực là “bất cứ điều gì liên quan đến khóa học mà tất cả sinh viên trong một buổi học được yêu cầu thực hiện thay vì chỉ xem, nghe và ghi chú”
Dưới đây là rất nhiều các hoạt động học tập chủ động có thể áp dụng trong hầu hết bất cứ một khóa học nào.
Chi tiết xin mời các thầy cô xem tại đường link này: http://cte.vnu.edu.vn/cac-hoat-dong-thuc-day-hoc-tap-tich-cuc/