Notifications
Clear all

101 Điều Bạn Có Thể Thực Hiện Trong Ba Tuần Đầu Tiên Của Lớp Học

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Likes
1,430 Lượt xem
(@dupx)
Thành Viên
Tham gia: 5 năm trước
Bài viết: 15
Topic starter  

101 Điều Bạn Có Thể Thực Hiện Trong Ba Tuần Đầu Tiên Của Lớp Học

Lời mở đầu

Sự khởi đầu rất quan trọng. Cho dù đó là một học phần đại cương cho sinh viên năm nhất hoặc một học phần chuyên ngành nâng cao, nó sẽ tạo ra cảm hứng tốt để bắt đầu một học kỳ hiệu quả. Sinh viên sẽ quyết định rất sớm –với một số người sẽ là ngay ngày đầu tiên đến lớp – rằng liệu họ có thích học phần, nội dung của nó, giảng viên và các bạn học của họ không.

Danh sách sau đây được cung cấp với tinh thần bắt đầu thực hiện một cách chuẩn xác. Nó là một danh mục gợi ý cho các giảng viên đại học, những người đang tìm kiếm những cách mới mẻ để tạo ra môi trường tốt nhất có thể cho việc học tập. Theo các nghiên cứu, không chỉ ngày đầu tiên, mà ba tuần đầu tiên của học phần là đặc biệt quan trọng trong việc giữ chân các sinh viên tiềm năng. Ngay cả khi giáo trình được in và ghi chú bài giảng đã sẵn sàng vào tháng 8, hầu hết các giảng viên đại học thường có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy khi học phần bắt đầu và khi các thầy cô đã nắm được đặc điểm của các sinh viên.

Những đề xuất này đã được thu thập từ các giáo sư của UNL và từ các giảng viên đại học ở nơi khác. Cơ sở lý luận cho các phương pháp này dựa trên các nhu cầu sau:

  • để giúp sinh viên thay đổi thói quen từ các hoạt động ở trường trung học và hoạt động hè sang việc học tập trong môi trường đại học;
  • để hướng sự chú ý của sinh viên vào tình huống trong giờ học trên lớp học;
  • để khơi dậy trí tò mò trí tuệ – để thử thách sinh viên;
  • để hỗ trợ những sinh viên mới trong quá trình học tập trong ngành học;
  • để khuyến khích sự tham gia tích cực của sinh viên vào học tập; và
  • để xây dựng ý thức cộng đồng trong lớp học.

Sau đây, là một số ý tưởng cho giảng viên đại học để sử dụng trong các tiết học của họ trong năm học mới:

Giúp đỡ các sinh viên thay đổi thói quen

1. Chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên đi học với các nội dung quan trọng

2. Kiểm tra sự có mặt của học viên: phiếu điểm danh, bảng danh sách tên, việc đăng nhập (ví dụ như vào trò chơi hoặc các hoạt động trên các website), sơ đồ chỗ ngồi.

3. Giới thiệu các trợ giảng bằng slides, các bày trình bày ngắn hoặc bản tự giới thiệu.

4. Cung cấp tài liệu về chương trình học chứa nhiều thông tin, hấp dẫn, có tính nghệ thuật và thân thiện với sinh viên.

5. Giao bài tập trong ngày đầu tiên của lớp học và thu lại vào buổi học kế tiếp.

6. Làm thí nghiệm cùng với làm các bài tập khác trong ngày đầu tiên vào phòng thí nghiệm.

7. Nhắc nhở các sinh viên (bằng viết bảng hoặc bằng lời nói) về việc giữ gìn phòng thí nghiệm: các thí nghiệm phải được hoàn thành; đảm bảo đúng các thủ tục; các thiết bị phải được dọn dẹp, bảo trì và chỉ được sử dụng trong thời gian thực hành tại phòng thí nghiệm.

8. Đưa ra một bảng hỏi về phong cách học tập để giúp sinh viên tự tìm hiểu về phong cách học tập của bản thân.

9. Chỉ dẫn sinh viên đến các Trung tâm hỗ trợ học thuật (Academic Success Center) để được giúp đỡ về các kỹ năng cơ bản.

10. Cho các sinh viên biết họ cần dành bao nhiên thời gian cho việc học trong quá trình tham gia học phần này.

11. Phát cho các sinh viên các dụng cụ học tập bổ trợ: hướng dẫn cách sử dụng thư viện, mẹo học tập, tài liệu đọc bổ sung và bài tập.

12. Giải thích về phương pháp học cho các loại bài kiểm tra mà bạn đưa ra.

13. Đưa vào văn bản một số quy tắc cơ bản liên quan đến sự vắng mặt, nộp bài muộn, quy trình kiểm tra, chấm điểm, hình thức bài, và việc duy trì những quy tắc này.

14.  Giờ làm việc phải được thông báo thường xuyên và mọi người phải nghiêm túc áp dụng.

15. Hướng dẫn cho sinh viên cách xử lý việc học trong các hội trường lớn và các tình huống tập thể.

16. Đưa ra các câu hỏi kiểm tra mẫu

17. Đưa ra những câu trả lời cho các bài kiểm tra mẫu

18. Giải thích sự khác biệt giữa việc hợp tác với nhau một cách hợp lí và việc không trung thực trong học tập; nêu rõ ràng khi nào cần giúp đỡ nhau và khi nào bị cấm.

19. Tìm kiếm một sinh viên mới mỗi ngày và tìm hiểu về anh ấy hoặc cô ấy.

20. Yêu cầu sinh viên viết về những điều quan trọng hiện đang diễn ra trong cuộc sống của họ.

21. Tìm hiểu về công việc của sinh viên; nếu họ đang làm việc, bao nhiêu giờ một tuần và loại công việc họ đang làm.

Thu hút sự chú ý của các sinh viên

22. Chào hỏi các sinh viên khi học bước vào lớp.

23. Bắt đầu lớp học đúng giờ

24. Với những lớp học lớn thì hãy tạo một sự xuất hiện như diễn viên vào sân khấu lớn và thu hút sự chú ý.

25. Giao các bài kiểm tra nhỏ đầu giờ về chủ để của buổi học

26. Bắt đầu bài giảng bằng một câu đố, câu hỏi, nghịch lý, hình ảnh hoặc phim hoạt hình trên slide hoặc trên tấm bảng kính để tập trung vào chủ đề của buổi học.

27. Gợi ra những câu hỏi và thắc mắc của sinh viên khi bắt đầu lớp học và liệt kê những câu hỏi này trên bảng phấn để được trả lời trong giờ.

28. Yêu cầu sinh viên viết ra những gì họ nghĩ rằng các vấn đề sẽ được coi là quan trọng hoặc các điểm chính của bài giảng.

29. Hỏi những người đang đọc những tờ báo sinh viên đang đọcvề những tin tức trong bản tin.

Thử thách các sinh viên

30. Yêu cầu sinh viên viết ra những kỳ vọng của họ cho học phần và mục tiêu học tập của riêng họ.

31. Sử dụng nhiều phương thức thuyết trình khác nhau trong mỗi buổi học.

32. Cho sinh viên nghỉ giải lao khoảng 20 phút sau mỗi giờ học; yêu cầu các sinh viên nghỉ ngơi, kể các câu chuyện giai thoại, bàn luận về các tin tức, sự kiện trên truyền thông hoặc tại địa phương.

33. Kết hợp các nguồn lực cộng đồng: các vở kịch, buổi hòa nhạc, hội chợ, cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các hoạt động ngoài trời.

34. Chiếu phim theo cách mới lạ: dừng phim để thảo luận, chỉ hiển thị một vài khung hình, dự đoán kết thúc, đưa ra một tờ nhận xét hoặc phê bình, chiếu và phát lại các phần.

35. Chia sẻ những triết lý giảng dạy tới các sinh viên

36. Thành lập một hội đồng sinh viên để trình bày quan điểm mới hoặc cách nhìn khác của cùng một khái niệm.

37. Trong các cuộc tranh luận “thay đổi suy nghĩ của bạn”, cho các sinh viên di chuyển quanh các khu vực của lớp học để tranh luận và cho thấy sự thay đổi về quan điểm trong suốt buổi học.

38. Thực hiện một cuộc khảo sát nhân khẩu học thực tế bằng cách cho sinh viên di chuyển quanh lớp học: quy mô của trường trung học, nông thôn so với thành thị, sở thích của người tiêu dùng.

39. Nói về sở thích nghiên cứu hiện tại của bạn và cách bạn đạt được điều đó từ sự khởi đầu của chính mình trong ngành học.

40. Tiến hành nhập vai để đưa ra quan điểm hoặc đặt ra các vấn đề.

41. Hãy để sinh viên của bạn đảm nhận vai trò như một chuyên gia trong ngành học: triết gia, nhà phê bình văn học, nhà sinh học, nhà nông nghiệp học, nhà khoa học chính trị, kỹ sư.

42. Tiến hành các buổi sáng tạo ý tưởng để mở rộng tầm nhìn.

43. Cho sinh viên hai đoạn tài liệu chứa các quan điểm khác nhau để so sánh và đối chiếu.

44. Phân phối một danh sách các vấn đề chưa được giải quyết, các vấn đề nan giải hoặc các câu hỏi lớn trong ngành học của bạn và mời các sinh viên lựa chọn một vấn đề của riêng họ để điều tra.

45. Hỏi các sinh viênvề những cuốn sách họ đọc trong mùa hè.

46. Hỏi các sinh viên những gì đang diễn ra tại các cơ quan nhà nước về một chủ đềcó thể ảnh hưởng đến tương lai của họ.

47. Hãy để sinh viên của bạn thấy sự nhiệt tình mà bạn có đối với môn học và tình yêu học tập của bạn.

48. Đưa sinh viên đi nghe các hội thảo hoặc các chương trình đặc biệt trong khuôn viên trường.

49. Lập kế hoạch cho một bài giảng “khác người” để sinh viên thấy hứng thú để khám phá ngành học của bạn.

Cung cấp sự giúp đỡ

50. Thu thập số điện thoại và địa chỉ hiện tại của sinh viên và cho họ biết rằng bạn có thể cần liên lạc với họ.

51. Kiểm tra sự vắng mặt của các sinh viên. Giảng viên có thể gọi hoặc viết ghi chú để nhắc nhở.

52. Tìm hiểu việc học trước đó của sinh viên thông qua các bảng hỏi hoặc các bài kiểm tra đầu vào và cung cấp cho họ phản hồi sớm nhất có thể.

53. Phát các câu hỏi học tập hoặc hướng dẫn học tập.

54. “Thừa còn hơn thiếu”.Sinh viên nên nghe, đọc hoặc xem tài liệu chính ít nhất ba lần.

55. Cho phép sinh viên thể hiện sự tiến bộ trong học tập: bài kiểm tra tóm tắt trong ngày làm việc, một bài viết phân tích đối với tài liệu của ngày.

56. Sử dụng cách thức phản hồi không nhằm mục đích chấm điểm để cho sinh viên biết họ đang làm như thế nào: đăng câu trả lời cho các câu đố/các vấn đề chưa được giải quyết hay các bài tập trong lớp, đưa ra các phản hồi bằng lời nói.

57. Phần thưởng cho các sinh viên có thành tích tốt: khen ngợi, tặng các huy hiệu, bảng danh dự, ghi chú cá nhân.

58. Sử dụng cáchtiếp cận nhẹ nhàng: mỉm cười, kể một câu chuyện cười hay, phá vỡ sự lo lắng bằng một bình luận cảm thông.

59. Biết tổ chức. Đưa ra cấu trúc có thể nhìn thấy bằng cách đăng “nội dung học” trong ngày lên bảng.

60. Sử dụng đa phương tiện: máy chiếu, slide, phim, băng video, băng ghi âm, mô hình, vật liệu mẫu.

61. Sử dụng nhiều ví dụ, trong quá trình sử dụng đa phương tiện, để minh họa các điểm chính và các khái niệm quan trọng.

62. Đặt lịch hẹn với tất cả sinh viên (cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ).

63. Phát thẻ ghi chép điện thoại với tất cả các số điện thoại quan trọng: văn phòng, bộ phận, trung tâm hỗ trợ, trợ giảng, phòng thí nghiệm.

64. In tất cả các ngày quan trọng của học phần vào một tấm thẻ để có thể đưa cho sinh viên để họ dán vào gương nhìn mỗi ngày.

65. Lắng nghe các sinh viên trò chuyện trước hoặc sau giờ học và tham gia cuộc trò chuyện của họ về các chủ đề của học phần.

66. Duy trì các bảng ghi công khai, với các điểm số được giữ nguyên để sinh viên có thể kiểm tra tiến trình của họ.

67. Kiểm tra xem liệu có sinh viên có gặp vấn đề với việc học tập hoặc xung quanh đời sống tại trường không và hướng dẫn những người đó đến văn phòng hoặc tìm nguồn lực phù hợp.

68. Nói với các sinh viên về những cách họ cần làm để đạt được điểm “A”

69. Dừng lại để tìm hiểu những gì sinh viên của bạn đang nghĩ, cảm nhận và làm trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Khuyến khích học tập tích cực, chủ động

70. Yêu cầu các sinh viên viết 1 thứ gì đó

71. Yêu cầu sinh viên giữ các bài đọc trong khoá học trong đó họ nhận xét, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về các chủ đề học phần.

72. Mời sinh viên phê bình các bài tiểu luận hoặc câu trả lời ngắn của nhau về các bài kiểm tra về trình bày hoặc nội dung.

73. Mời các sinh viên đặt các câu hỏi và chờ đợi câu trả lời.

74. Thăm dò các sinh viên về câu trả lời và ý kiến của họ.

75. Xếp sinh viên thành các cặp để đặt các câu hỏi cho nhau về các tài liệu của buổi học.

76. Cho sinh viên các cơ hội để nêu ý kiến về các vấn đề của môn học.

77. Cho sinh viên áp dụng các vấn đề của môn học để giải quyết các vấn đề thực tế.

78. Cho sinh viên 3 tấm thẻ đỏ, vàng, xanh và định kỳ yêu cầu họ bỏ phiếu để chọn ra một vấn đề bằng việc chọn thẻ bất kì

79. Đi quanh các lối đi của một lớp học lớn và tiếp tục trò chuyện với các sinh viên khi họ làm việc với các vấn đề về học phần.

80. Đặt câu hỏi hướng đến một sinh viên và chờ câu trả lời.

81. Đặt một hộp gợi ý ở phía sau phòng và khuyến khích sinh viên nhận xét bằng việc ghi lại ý kiếntại mỗi buổi học.

82. Làm bài kiểm tra miệng, kiểm tra trắc nghiệm để tóm tắt, đánh giá và phản hồi tức thì.

83. Sử dụng các nhóm nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu cụ thể.

84. Sử dụng các câu đố và bài tập trong lớp như một công cụ học tập.

85. Cho sinh viên nhiều cơ hội nhất có thể trước khi thực hiện bài kiểm tra quan trọng.

86. Làm bài kiểm tra đầu học kỳ và trả điểm trong buổi học tiếp theo.

87. Yêu cầu sinh viên viết câu hỏi vào phiếu để được thu thập và trả lời trong tiết học tiếp theo.

88. Thực hiện các bài tập nhóm cho một số sinh viên làm việc cùng nhau.

89. Yêu cầu sinh viên diễn đạt lại và tóm tắt các bài đọc có nội dung khó

90. Cung cấp cho sinh viên một vấn đề mang về nhà liên quan đến bài giảng trong ngày để tìm cách giải quyết

91. Khuyến khích sinh viên mang các mục tin tức hiện tại đến lớp liên quan đến chủ đề của buổi học và đăng chúng trên bảng tin.

Xây dựng cộng đồng

92. Nhớ tên các thành viên trong lớp. Mọi người cần cố gắng ghi nhớ ít nhất vài cái tên của những người trong lớp.

93. Thiết lập hệ thống “bạn thân” để các sinh viên có thể liên lạc, trao đổi về các bài luận, bài tập.

94. Tìm hiểu về sinh viên của bạn thông qua các câu hỏi trên thẻ ghi nhớ (index card).

95. Chụp những bức ảnh về các sinh viên (ảnh theo nhóm nhỏ hoặc ảnh thẻ cá nhân) và dán nó trong phòng học, văn học hoặc phòng thí nghiệm.

96. Sắp xếp bộ ba sinh viên để giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong học tập và phát triển.

97. Thành lập các nhóm nhỏ để sinh viên làm quen nhau; trộn và tạo thành nhóm mới nhiều lần.

98. Chỉ định một dự án nhóm vào đầu học kỳ và cung cấp thời gian để tập hợp nhóm.

99. Giúp sinh viên thành lập các nhóm học tập để hoạt động bên ngoài lớp học.

100. Thu hút sự chú ý của các nguồn lực bên ngoài và các diễn giả tới những đề xuất của các sinh viên liên quan đến những chủ đề của học phần.

Phản hồi về việc dạy học

101. Thu thập phản hồi của sinh viên trong ba tuần đầu tiên của học kỳ để cải thiện việc dạy và học.

Nguồn:  https://www.unl.edu/gradstudies/current/teaching/first-3-weeks

This topic was modified 5 năm trước by VNU CTE

   
Trích dẫn
Chia sẻ: