Đánh bóng kĩ năng trình bày/giảng bài
Cho dù đưa ra một bài thuyết trình tại một hội nghị học thuật hoặc đưa ra bài giảng, các kỹ năng trình bày được đánh bóng có thể được hiểu là sự khác biệt giữa một bài thuyết trình/bài giảng hiệu quả và một bài giảng không hiệu quả. Sau đây là một số lời khuyên để giúp bạn trình bày/giảng bài tốt hơn.
Đưa ra bài trình bày/bài giảng
- Chất lượng ngay tức thì của việc bạn đưa ra bài giảng hoặc bài trình bày chính là mục tiêu để có các bài thuyết trình thú vị. Chuẩn bị và diễn tập một số phần (đặc biệt là phần giới thiệu và kết luận của bạn), lên kế hoạch cho các ý và nội dung của toàn bộ bài trình bày, nhưng hãy để bản thân có thể ứng biến một số nội dung. Cách làm này cho phép bạn linh hoạt hơn so với việc đọc hoặc đọc lại bài nói trong đầu; nó cho phép bạn ứng biến với khán giả của bạn và với những phản hồi họ cung cấp cho bạn.
- Đọc nguyên văn một bài viết có thể được chấp nhận tại các hội nghị, nhưng nó sẽ trở nên quá khô khan và không phù hợp với hầu hết các trường hợp khác vì nó giảm thiểu sự giao tiếp bằng mắt của bạn với khán giả cũng như khiến cho giọng nói của bạn trở nên đơn điệu, khó có thể giúp thể hiện sự nhiệt tình của bạn.
- Việc ghi nhớ nội dung trình bày cũng có vấn đề tương tự như đọc nội dung khi trình bày, ngoài ra nó còn gây mất thời gian, mặc dù, phương pháp ghi nhớ này có thể phù hợp cho các bài phát biểu ngắn, chẳng hạn như đám cưới, đám tang, v.v.
Thu hút khán giả
- Giao tiếp bằng mắt là chìa khóa để có một bài thuyết trình thành công vì nó giúp bạn tạo kết nối với khán giả. Giao tiếp bằng mắt có vẻ khó khăn, nhưng đó là yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng thuyết trình. Hãy thử giả định rằng bạn đang có một cuộc trò chuyện với từng khán giả khi bạn thuyết trình/ giảng bài. Hãy nhìn vào mắt của từng cá nhân trong 3-5 giây: nếu ngắn hơn có vẻ chưa hiệu quả và lâu hơn sẽ khiến mọi người thấy khó chịu.
- Một cách khác để thu hút khán giả là sử dụng các chiến
lược câu hỏi. Bạn có thể hỏi một câu hỏi tu từ (ví dụ: “Làm thế nào
bạn có thể thu hút khán giả?”) Hoặc một câu hỏi trực tiếp (ví dụ:
“5 điểm chính chúng tôi đã đề cập ngày hôm qua là gì?”). Bạn
cũng có thể khiến khán giả đặt câu hỏi. Làm thế nào bạn có thể làm điều
đó?
- Nói với họ khi nào bạn mong đợi họ đặt câu hỏi (ví dụ: bất kỳ lúc nào hay vào cuối bài thuyết trình). Hãy chắc chắn rằng bạn có thể linh hoạt khi đưa ra các hướng dẫn cho bài thuyết trình/ bài giảng của bạn. Hãy nhớ rằng, cần có một lý do để chấp nhận các câu hỏi vào các thời điểm khác nhau (ví dụ: trong một bài thuyết trình ngắn trong đó mục tiêu là nói với khán giả của bạn về nội dung tài liệu, bạn có thể nói với họ rằng sẽ có thời gian cho các câu hỏi ở cuối phần thuyết trình. Tuy nhiên, trong bài giảng mà mục tiêu là để giảng dạy về tài liệu nào đó, bạn sẽ muốn hỏi và nhận câu hỏi thường xuyên hơn để khán giả có thể kiểm tra việc họ hiểu về tài liệu mà bạn đưa ra hay không).
- Yêu cầu họ ghi lại các câu hỏi trong suốt bài thuyết trình/ bài giảng.
- Cho phép họ có thời gian để thay đổi vai trò từ người nghe thành người hỏi và đợi ít nhất 10 giây cho câu hỏi đầu tiên hoặc để trả lời cho câu hỏi mà bạn đặt ra.
- Đặt một câu hỏi khởi động như giơ tay để khán giả “luyện tập” trước.
- Đặt câu hỏi mở để khuyến khích thảo luận. (Để biết thêm thông tin về cách đặt câu hỏi, hãy tham khảo các thủ thuật giảng dạy của Trung tâm Giảng dạy hỗ trợ giáo viên (CTE), mục “Đặt câu hỏi” và “Chiến lược Câu hỏi.”)
- Tự hỏi bản thân một câu hỏi phổ biến mà bạn mong muốn nhận được để có được các câu hỏi một cách trôi chảy.
- Hãy thể hiện như bạn đang muốn trả lời câu hỏi. Duy trì một tư thế cơ thể mở (không khoanh tay), đối mặt với khán giả và giao tiếp bằng mắt.
- Bạn cũng có thể sử dụng các ví dụ, giai thoại hoặc câu chuyện liên quan đến cả chủ đề và khán giả. Những câu hỏi trực tiếp (động não) và các hoạt động khác (nhóm thảo luận, trình diễn, đóng vai) cũng là những cách tốt để thu hút khán giả và duy trì sự chú ý của họ. Và thật tuyệt nếu bạn có thể gọi tên của mọi người; sẽ không có gì thu hút sự chú ý của họ nhanh hơn cách này. Một nguyên tắc quan trọng ở đây để giúp bạn đánh giá tần suất thu hút khán giả đó là bạn cần phải giới hạn phần nói của bạn không quá 15-20 phút một lần. Các chuyên gia thuyết trình khác khuyên bạn nên làm một cái gì đó khác nhau cứ sau 6-8 phút. Trên đây là cả hai chỉ dẫn hiệu quả và là những chỉ dẫn có thể giúp tất cả chúng ta khi lập kế hoạch thuyết trình cho bất kỳ nhóm khán giả nào. (Để biết thêm thông tin về học tập tương tác, hãy tham khảo thủ thuật giảng dạy CTE, mục “Hoạt động học tập chủ động/tích cực.”)
Thể hiện sự nhiệt tình
- Bạn cần phải có vẻ ngoài trông nhiệt tình và giọng nói thể hiện thái độ hứng khởi đó để có thể thu hút khán giả. Nếu bạn không có vẻ hứng thú với bài nói chuyện của chính mình, tại sao người khác phải hứng thú với bài của bạn?
- Thể hiện sự nhiệt tình bằng cách thay đổi biểu cảm khuôn mặt. Hãy để phần thể hiện cảm xúc khớp với nội dung trình bày của bạn và thỉnh thoảng mỉm cười: nó có tác dụng giúp bạn và khán giả thư giãn.
- Việc di chuyển và sử dụng các cử chỉ cơ thể sẽ làm tăng thêm sự đa dạng và thú vị cho bài thuyết trình của bạn, đồng thời giúp thể hiện năng lượng và sự nhiệt tình của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn nên di chuyển có mục đích: tận dụng việc đi đến chỗ máy chiếu hắt hoặc bảng đen như một cơ hội để di chuyển xung quanh khu vực thuyết trình. Tránh các chuyển động lặp đi lặp lại (về nhịp độ, thay đổi trọng lượng) – điều này sẽ làm mất tập trung và thể hiện rằng bạn đang lo lắng. Khi không sử dụng cử chỉ của cơ thể thì nên để tay đặt nhẹ lên bục giảng (nếu có) hoặc thả lỏng tay tự nhiên.
- Thay đổi tốc độ và cao độ của giọng nói để giữ cho khán giả tỉnh táo và tập trung chú ý. Những người nói chậm, đơn điệu khiến khán giả buồn ngủ, trong khi những người nói nhanh thì lại khiến khán giả khó theo kịp. Tránh sử dụng các từ chêm vào: Khoảng lặng giữa các từ dường như không bao giờ dài đối với khán giả như bạn nghĩ. Để chứng minh điều đó, hãy nghe một đoạn băng ghi âm của chính bạn hoặc tự quay video.
- Không bao giờ coi thường việc xem bản thân bạn cũng chính là công cụ trực quan tốt nhất và là nguồn động lực tốt nhất cho khán giả.
This Creative Commons license lets others remix, tweak, and build upon our work non-commercially, as long as they credit us and indicate if changes were made. Use this citation format: Polishing Your Delivery Skills. Centre for Teaching Excellence, University of Waterloo.
Bình luận