Hoạt động trong lớp và hoạt động đánh giá cho lớp học đảo ngược

Hoạt động trong lớp và hoạt động đánh giá cho lớp học đảo ngược

Trong lớp học đảo ngược, trước khi đến lớp, sinh viên sẽ tham gia vào các bài giảng hoặc các tài liệu khác bên ngoài lớp học (thường là trực tuyến) để chuẩn bị cho các hoạt động học tập chủ động, tích cực trong lớp học.  “ Khóa học Thiết kế: Lập kế hoạch một lớp Flipped ” và “ hoạt động trực tuyến và đánh giá cho Flipped Classroom ”.

Sau khi chuẩn bị và thiết kế các hoạt động trong lớp, vai trò chính của giáo viên sẽ là theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học tập của sinh viên trên lớp; vì sau hoạt động chuẩn bị và đọc tài liệu ngoài lớp học, các sinh viên khác nhau sẽ có mức độ hiểu bài khác nhau. Sau khi đánh giá độ hiểu bài của sinh viên trong môi trường trực tuyến, thầy cô có thể tiếp cận các hoạt động trong lớp theo một trong hai cách: hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm.

Hoạt động cá nhân

Nếu sinh viên gặp khó khăn trong quá trình đọc hiểu nội dung trong tài liệu đã được giới thiệu trước khi đến lớp thì các hoạt động cá nhân sẽ có ích cho sinh viên nhất. Các bài tập cá nhân có thể được sử dụng trước các bài tập nhóm để giúp sinh viên lựa chọn một hoạt động nhóm có tính thử thách và độ khó cao hơn và có thể hữu ích cho những sinh viên cần nhiều thời gian phản xạ cá nhân hơn để học.

iClick / bỏ phiếu

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 5 đến 10 phút;  Quy mô nhóm: 1 đến 2

  • Lý tưởng nhất là hoạt động này dùng để cung cấp phản hồi ngay lập tức cho sinh viên về các khái niệm đã học bên ngoài lớp học
  • iClick   là một phương pháp bỏ phiếu cho một lớp, những cách khác bao gồm yêu cầu học sinh giơ một mảnh giấy có chữ cái trên đó hoặc một mảnh giấy có màu khác để cho biết câu trả lời của sinh viên
  • Để xác định xem sinh viên có đọc và hiểu đầy đủ tài liệu ngoài lớp hay không, hãy đặt ra các câu hỏi trắc nghiệm và thăm dò ý kiến sinh viên để đánh giá sự sai khác trong câu trả lời của tất cả sinh viên trong lớp

Sơ đồ từ vựng (word webs) / bản đồ khái niệm

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 30 đến 45 phút; Quy mô nhóm: 1 đến 4

  • Thực hiện riêng lẻ hoặc hợp tác,   bản đồ khái niệm   có thể củng cố các khái niệm đã học ngoài lớp và xây dựng các kết nối giữa các chủ đề khác nhau  
  • Sinh viên vạch ra cách các khái niệm, ý tưởng hoặc lý thuyết có liên quan theo chủ đề theo cách trực quan
  • Bất kỳ khoảng trống nào cũng có thể là nguồn cảm hứng hữu ích cho các cuộc thảo luận ở cấp độ nhóm hoặc lớp

Giải quyết vấn đề cá nhân  

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 5 đến 10 phút; Quy mô nhóm: 1 đến 4

  • Việc giải quyết vấn đề cá nhân trong lớp cho phép sinh viên   giải quyết vấn đề trong giờ học với các bạn cùng lớp; và giáo viên hoặc người hướng dẫn vẫn có mặt để thảo luận và tháo gỡ những khó khăn cùng với sinh viên
  • Hoạt động này được sử dụng lý tưởng nhất để tăng thời gian thực hành giải quyết vấn đề và cung cấp phản hồi ngay lập tức cho sinh viên về những hiểu sai của sinh viên (nếu có) về nội dung bài học
  • Hoạt động nhóm

Hoạt động nhóm thường là mục tiêu khi sinh viên tham gia các hoạt động trên lớp của lớp học đảo ngược. Trong nhóm, mỗi sinh viên sẽ chia sẻ kiến thức riêng đã năm đước về nội dung cho bài học và có thể cùng nhau rút ra kiến ​​thức và hiểu biết về tài liệu của nhau để hình thành kiến thức mới và nhớ lại nội dung tốt hơn.

  • Hoạt động nhóm cho quy mô lớp lớn hơn

Suy nghĩ-Ghép cặp-Chia sẻ  

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 5 đến 15 phút;  Quy mô nhóm: 2

  • Từ nội dung trong tài liệu sinh viên đã nghiên cứu từ trước khi đến lớp, giáo viên chọn ra một khái niệm trung tâm hoặc câu hỏi đố vui đặc biệt gây tranh cãi từ một bài kiểm tra/đánh giá trước, và để sinh viên suy nghĩ thêm về nó rồi sau đó thảo luận thêm
  • Giai đoạn suy nghĩ: sinh viên làm việc độc lập và đưa ra những suy nghĩ / lập luận của mình và các em có thể viết ra những suy nghĩ này
  • Giai đoạn cặp: sinh viên thảo luận với bạn mình về ý kiến của các em về khái niệm/câu hỏi mình vừa suy nghĩ
  • Giai đoạn chia sẻ: giáo viên gợi ra câu trả lời từ tất cả các thành viên của lớp và bắt đầu thu hút sinh viên vào một cuộc thảo luận rộng hơn thể hiện nhiều quan điểm khác nhau
  • Kỹ thuật bỏ phiếu (iClick) có thể hữu ích trong giai đoạn chia sẻ; giáo viên hướng dẫn cũng có thể thêm vào đây một hoạt động trong đó sinh viên tự hướng dẫn nhau và chủ động điều phối hoạt động này   

Ghép nhóm (affinity group)

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 30 đến 45 phút; Quy mô nhóm: 3 đến 5

  • Đầu tiên, sinh viên viết ra các ý tưởng trên một tờ giấy và sau đó cùng các thành viên trong nhóm cố gắng phân loại chúng và thảo luận về cơ sở phân loại.
  • Hoạt động này giúp đảm bảo sinh viên nắm vững vấn đề một cách đồng đều trước khi bắt đầu một hoạt động phức tạp hơn trong lớp.

Ma trận nhóm

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 10 đến 20 phút; Quy mô nhóm: 2

  • Khi các khái niệm mới đã được giới thiệu khá giống nhau, một ma trận nhóm có thể giúp phân tích các tính năng nổi bật nhất của từng khái niệm trong khi vẫn phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
  • Giáo viên cung cấp cho các cặp sinh viên một danh sách các đặc điểm chung hoặc khác nhau giữa các khái niệm để sinh viên xác định các đặc điểm nào thuộc về mỗi (hoặc cả hai) khái niệm
  • Thảo luận câu trả lời với toàn bộ lớp sau đó để kiểm tra mức độ hiểu

Giải quyết vấn đề bằng cách suy nghĩ thành lời theo cặp

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 30 đến 45 phút; Quy mô nhóm: 2

  • Cung cấp cho sinh viên một tập hợp các vấn đề phức tạp đòi hỏi nhiều bước để giải quyết
  • Ghép cặp sinh viên. Sau đó yêu cầu một sinh viên là người giải quyết vấn đề, đồng thời giải thích quá trình suy nghĩ trong việc tìm một giải pháp dựa trên những gì đã học trước khi đến lớp
  • Sinh viên còn lại lắng nghe quá trình này và đưa ra đề xuất nếu có khó khăn, hoặc giải thích những chỗ bạn mình còn khúc mắc
  • Sau khi vấn đề đầu tiên được giải quyết, yêu cầu sinh viên chuyển đổi vai trò và bắt đầu lại

Thẻ IF-AT

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 5 đến 15 phút; Quy mô nhóm: 3 đến 5

  • Thẻ IF-AT (Kỹ thuật đánh giá phản hồi tức thời) có chức năng như các câu hỏi trắc nghiệm; tuy nhiên, thay vì khoanh tròn một chữ cái hoặc tô vào ô tròn tương ứng, người học cào thẻ để xác định câu trả lời đúng. Cụ thể, IF-AT sử dụng mẫu câu trả lời trắc nghiệm với một màng mờ mỏng bao phủ các phương án trả lời. Thay vì sử dụng bút chì để điền vào một vòng tròn, mỗi sinh viên cào câu trả lời của mình như thể cào vé số. Sinh viên đó vạch ra lớp phủ của hình chữ nhật tương ứng với câu trả lời lựa chọn đầu tiên của mình. Nếu câu trả lời là đúng, một ngôi sao hoặc biểu tượng khác xuất hiện ở đâu đó trong hình chữ nhật cho biết sinh viên đó đã tìm thấy câu trả lời đúng. Việc học của sinh viên ngay lập tức được củng cố, sinh viên nhận được trọn vẹn số điểm cho câu trả lời và chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Nếu không chính xác, sinh viên phải đọc lại câu hỏi và các phương án trả lời còn lại và bỏ qua lựa chọn thứ hai hoặc thậm chí thứ ba cho đến khi câu trả lời đúng được xác định. Sinh viên sẽ kiếm được một phần điểm cho nhiều lần thử và tìm hiểu câu trả lời chính xác cho mỗi câu hỏi trong khi làm bài kiểm tra. Một trong những chìa khóa của hệ thống IF-AT là sinh viên không bao giờ bỏ qua câu hỏi mà không biết câu trả lời chính xác.
  • Đánh giá hoặc làm việc nhóm theo hình thức này có hai lợi ích chính: nó cung cấp phản hồi ngay lập tức cho sinh viên (vì vậy sinh viên không nhầm câu trả lời sai thành câu trả lời chính xác) và có thể tạo cơ hội cho sinh viên hợp tác làm việc
  • Sinh viên bắt đầu bằng cách tự trả lời danh sách các câu hỏi mà không cần sử dụng thẻ IF-AT
  • Sau đó, sinh viên làm việc với một nhóm để trả lời các câu hỏi tương tự, đi đến thống nhất về câu trả lời đúng và sau đó cào thẻ để kiểm tra xem chúng có đúng không
  • Nếu các sinh viên trả lời sai, họ có thể thảo luận lại câu hỏi và thực hiện một nỗ lực khác
  • CTE có thẻ IF-AT mẫu cho những người chỉ dẫn muốn thử kỹ thuật này. 

Nghiên cứu trường hợp điển hình

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 1 đến 2 giờ; Quy mô nhóm: 3 đến 6

  • Sinh viên xem xét nghiên cứu trường hợp một vấn đề hay một kịch bản cụ thể, thực tế
  • Áp dụng những gì sinh viên đã được học từ giai đoạn trước khi đến lớp (theo mô hình lớp học đảo ngược), nhóm sẽ thảo luận về cách giải quyết vấn đề và tìm ra giải pháp cho vấn đề đó
  • Mỗi nhóm sau đó có thể thảo luận với phần còn lại của lớp và trình bày giải pháp của nhóm mình
    •  Hoạt động nhóm cho các lớp nhỏ hơn

Vòng tròn Round robin

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 5 đến 15 phút; Quy mô nhóm: 4 đến 6

  • Các nhóm nhỏ sinh viên cùng động não ở cấp độ cơ bản nhất
  • Mỗi người lần lượt nói một từ hoặc cụm từ xung quanh một khái niệm hoặc chủ đề trung tâm
  • Hoạt động kết thúc sau khi tất cả các thành viên đã tham gia ít nhất một lần
  • Mỗi nhóm có thể liệt kê bốn đến sáu ý tưởng, và các ý tưởng này sẽ được xem như một cách để tóm tắt chủ đề trước khi tiến hành các hoạt động chuyên sâu hơn

Thảo luận bể cá

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 15 đến 20 phút; Quy mô nhóm: 3 đến 5 bạn đứng bên trong, các bạn còn lại ở vòng tròn bên ngoài

  • Một nhóm nhỏ sinh viên ngồi thành một vòng tròn và tham gia vào một cuộc thảo luận qua trung gian (với sự can thiệp của người hướng dẫn nếu cần thiết)
  • Các sinh viên còn lại ngồi trong một vòng tròn lớn hơn và xem các cuộc thảo luận, ghi chú và nhận xét về nội dung và logic của cuộc thảo luận
  • Vòng tròn bên ngoài sau đó có thể thảo luận về các nội dung mà bạn mình ở vòng tròn trong đã thảo luận và bổ sung thêm nội dung đầy đủ chính xác, sâu sắc về chủ đề và có những nhận xét mang tính xây dựng cho bạn mình

Phỏng vấn ba bước

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 15 đến 30 phút; Quy mô nhóm: 2, sau đó 4

  • Sinh viên ban đầu được nhóm thành cặp: Lần lượt mỗi sinh viên dành vài phút để phỏng vấn bạn mình về tài liệu đã được đọc trực tuyến trước đó
  • Sau đó, các em tự mình tóm tắt câu trả lời của đối tác, và
  • Chia sẻ chúng với một cặp sinh viên khác

Nhập vai

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 15 đến 45 phút; Quy mô nhóm: 2 đến 5

  • Đóng vai có thể được thực hiện trong lớp để thể hiện những quan điểm khác nhau về một chủ đề (chẳng hạn như một chủ đề gây tranh cãi trên phương tiện truyền thông)
  • Sinh viên sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau trong các nhóm nhỏ và trình bày các quan điểm khác nhau tương ứng với vai trò mà họ đang đóng
  • Sau khi sinh viên đóng vai theo nhóm, giao viên tổng kết lại bằng cách tổ chức một cuộc thảo luận lớn trên phạm vi cả lớp để các nhóm hoặc các thành viên cá nhân chia sẻ về các hướng tiếp cận của mình về cùng vấn đề đó

Tấm phản ứng

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 30 đến 45 phút; Quy mô nhóm: 4 đến 6

  • Chọn một số câu hỏi bao quát hơn dựa trên tài liệu đã cung cấp cho sinh viên nghiên cứu ngoài lớp học  
  • Chia lớp thành các nhóm nhỏ và đưa cho mỗi nhóm một trong những câu hỏi này và một tờ giấy/bảng lớn để ghi lại câu trả lời của mình
  • Mỗi nhóm dành mười phút để viết mọi thứ các em có thể nghĩ ra liên quan đến chủ đề
  • Khi hết mười phút, mỗi nhóm để lại bảng của nhóm mình tại chỗ và di chuyển sang một bảng của một nhóm khác
  • Tại các bảng mới, các nhóm xem lại câu hỏi và ý kiến ​​đã được nhóm khác ghi lại và thêm ý kiến ​​mới của nhóm mình vào đó
  • Sau khi mỗi nhóm đã thêm nhận xét cho tất cả các câu hỏi của các nhóm khác, họ quay lại câu hỏi ban đầu, xem lại các nhận xét bổ sung được cung cấp và tóm tắt trước lớp
  • Hoạt động này rất hữu ích để củng cố kiến thức của sinh viên về một chủ đề đặc biệt hoặc một khái niệm ngưỡng mà cả lớp cần hiểu đúng

Tiểu luận Dyadic

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 30 đến 45 phút;   Quy mô nhóm: 2

  • Trước khi đến lớp sinh viên được cung cấp tài liệu trước về một chủ đề. Sau đó các em sẽ viết một bài luận theo yêu cầu (đề bài có liên quan đến chủ đề các em đã đọc)
  • Khi đến lớp, sinh viên mang theo bài viết của các em và bài mẫu (thường do giáo viên chuẩn bị)
  • Sau khi vào lớp, sinh viên sẽ đưa đề bài viết của mình cho bạn. Và bạn này cũng sẽ phải trả lời nó.
  • Sau đó, mỗi sinh viên có thể thảo luận về câu trả lời của mình và so sánh nó với một bài mẫu (do người hướng dẫn chuẩn bị) và thảo luận về sự khác biệt của chúng và cách các câu trả lời liên quan đến khái niệm

Tranh luận phê phán

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 1 đến 2 giờ; Quy mô nhóm: 4 đến 6, sau đó 8 – 12

  • Chọn một chủ đề gây tranh cãi, trước khi đến lớp, xác định xem sinh viên sẽ ủng hộ quan điểm nào trong chủ đề đó
  • Khi đến lớp, tách các sinh viên có cùng quan điểm về cùng nhóm và cho các em chuẩn bị các ý kiến lập luận để bảo vệ quan điểm của mình
  • Yêu cầu sinh viên trong mỗi nhóm chọn các vai trò cụ thể trong quá trình tranh luận và sau khi có đủ thời gian để chuẩn bị một cuộc tranh luận (ba mươi phút hoặc lâu hơn), mỗi nhóm sẽ kết hợp với một nhóm quan điểm đối lập và tham gia vào một cuộc tranh luận
  • Sau đó, tổng hợp các điểm tranh luận khác nhau trong một cuộc thảo luận lớp lớn hơn (iClickers có thể hữu ích ở đây)

Điều tra nhóm

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 1 đến 2 giờ; Quy mô nhóm: 2 đến 5

  • Trước khi đến lớp, sinh viên đọc một bài báo về một chủ đề cụ thể liên quan đến nội dung bài học
  • Ở lớp, sau khi chia thành các nhóm, sinh viên sẽ thảo luận sâu về bài viết, tranh luận về những phát hiện của nó và mức độ liên quan của chúng hoặc độ tin cậy chung của chính bài báo
  • Điều này rất giống với một khóa học theo kiểu thảo luận xê mi na, nhưng thay vì có người hướng dẫn làm người điểu phối cho cuộc thảo luận, các sinh viên phải dạy cho nhau và đi đến thống nhất
  • Cuối buổi, sinh viên cần viết một bản tóm tắt nội dung bài báo dài một trang, nộp cho giáo viên để giáo viên nhận xét và nắm được mức độc hiểu bài báo của sinh viên.
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *