Loại hình, đặc điểm và gợi ý các câu hỏi trong đề thi
Bài kiểm tra là một công cụ đánh giá rất phổ biến trong các trường đại học. Có nhiều loại câu hỏi được sử dụng trong một bài kiểm tra. Phần này mô tả ngắn gọn về bảy loại câu hỏi kiểm tra, cũng như cung cấp các mẹo khi sử dụng từng loại: bao gồm, 1) câu hỏi trắc nghiệm, 2) câu hỏi đúng / sai, 3) câu hỏi nối, 4) câu hỏi trả lời ngắn, 5) bài luận, 6) kiểm tra miệng, và 7) câu hỏi tính toán. Chúng ta lưu ý rằng bài kiểm tra có thể được tiến hành hiệu quả dưới các hình thức khác nhau: ví dụ, trong môi trường trực tuyến an toàn, trong phòng thí nghiệm máy tính được bảo vệ, hoặc được chỉ định làm trên giấy hoặc làm trực tuyến tại nhà.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm bao gồm một câu hỏi (gốc của câu hỏi) với nhiều câu trả lời (lựa chọn) cho thí sinh lựa chọn. Lựa chọn bao gồm câu trả lời đúng và một số câu trả lời sai (đáp án đánh lạc hướng). Thông thường, học sinh chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn số hoặc chữ cái bên cạnh các lựa chọn, hoặc tô đen vào vòng tròn bên cạnh lựa chọn trên phiếu trả lời có thể chấm bằng máy.
Ví dụ: Lựa chọn đánh lạc hướng (trong câu hỏi trắc nghiệm) được hiểu là:
A) Các yếu tố liên quan đến hình thức của bài kiểm tra làm thí sinh không chú ý đến câu hỏi
B) Các lựa chọn không chính xác nhưng nghe có vẻ hợp lý được sử dụng trong các câu hỏi trắc nghiệm
C) Các mệnh đề không cần thiết xuất hiện trong phần câu gốc của câu hỏi trắc nghiệm
Đáp án: B
Học sinh thường có thể trả lời các loại câu hỏi này khá nhanh. Do đó, câu hỏi trắc nghiệm thường được sử dụng để kiểm tra một lượng nội dung kiến thức lớn của người học. Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm khá là mất thời gian vì người thiết kế có thể gặp khó khăn khi thiết kế các lựa chọn đánh lạc hướng hợp lý. Tuy nhiên, việc chấm điểm các câu hỏi trắc nghiệm rất nhanh.
Mẹo để thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm tốt
Cần tránh | Nên sử dụng |
Trong phần gốc của câu hỏi Các câu dài/ phức tạp Các câu tập trung vào các ý nhỏ nhặt, tầm thường Phủ định và phủ định kép Các thuật ngữ không rõ ràng, không xác định, các nhận định mang tính tuyệt đối và các nhận định khái quát rộng Các tài liệu bên ngoài không liên quan Các câu hỏi mà có gợi ý dẫn đến việc nhận định sai câu trả lời. Trong các lựa chọn Các câu quá sát với câu trả lời đúng Các câu hoàn toàn không hợp lí Tất cả những đáp án trên/ Không có đáp án nào đúng Các lựa chọn chồng chéo (VD: nếu “A” đúng thì “C” cũng đúng) | Trong phần gốc của câu hỏi Ngôn ngữ của chính người thiết kế chứ không phải ngôn ngữ chép nguyên từ sách Chỉ kiểm tra các vấn đề đơn lẻ và rõ ràng Trong các lựa chọn Các lựa chọn đánh lạc hướng lợp lí và thống nhất Các câu dựa trên sự hiểu lầm phổ biến của học sinh Những câu đúng nhưng không trực tiếp trả lời câu hỏi Các lựa chọn ngắn và có độ dài tương đương. Đáp án đúng được phân bổ với tỉ lệ A, B, C,D đều nhau Các lựa chọn được sắp xếp theo thứ tự logic hoặc theo thứ tự đánh số Ít nhất ba lựa chọn. |
Gợi ý: Sau mỗi bài giảng trong kỳ học, thầy/ cô hãy ghi lại hai hoặc ba câu hỏi trắc nghiệm dựa trên tài liệu cho bài giảng đó. Việc thường xuyên dành vài phút soạn câu hỏi trắc nghiệm khi vẫn nhớ về kiến thức bài học sẽ cho phép thầy/cô phát triển một ngân hàng câu hỏi mà thầy/cô có thể sử dụng để xây dựng các bài kiểm tra và các bài thi một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Câu hỏi Đúng/ Sai
Câu hỏi đúng / sai chỉ bao gồm một câu nhận định. Học sinh trả lời các câu hỏi bằng cách chỉ ra nhận định này là đúng hay sai. Ví dụ: Câu hỏi đúng / sai chỉ có hai lựa chọn (Đáp án: Đúng).
Giống như câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đúng / sai:
- Được dùng nhiều nhất để đánh giá mức độ ghi nhớ nội dung khóa học và để kiểm tra các quan niệm sai lầm phổ biến
- Giúp học sinh trả lời nhanh, vậy nên các bài thi có thể sử dụng nhiều câu hỏi dạng này để kiểm tra học sinh một lượng nội dung, kiến thức lớn.
- Giúp phân loại nhanh và dễ dàng, nhưng tốn thời gian để xây dựng
Câu hỏi đúng/sai cho học sinh 50% cơ hội đoán đúng câu trả lời. Vì lý do này, câu hỏi trắc nghiệm thường được sử dụng thay vì câu hỏi đúng/sai.
Mẹo để thiết kế các câu hỏi đúng/ sai tốt
Tránh sử dụng | Nên sử dụng |
Phủ định và phủ định kép Các câu dài và phức tạp Các tư liệu tầm thường, nhỏ nhặt Khái quát hóa Các thuật ngữ không rõ ràng hoặc không xác định | Ngôn từ của chính bạn Số lượng câu đúng/ sai đều nhau (50/50) hoặc nhiều câu sai hơn đúng (60/40)- học sinh thường có xu hướng chọn câu đúng, Một ý chính trong mỗi câu, |
Gợi ý: Thầy/cô có thể tăng tính hữu ích khi làm các câu hỏi đúng / sai bằng cách yêu cầu học sinh sửa các câu sai cho đúng.
Câu hỏi Nối
Học sinh trả lời các câu hỏi nối bằng cách ghép câu gốc (ví dụ: định nghĩa) với một trong các lựa chọn được cung cấp trong bài kiểm tra. Những câu hỏi này thường được sử dụng để đánh giá khả năng nhận diện và ghi nhớ, và vì vậy nó được dùng nhiều nhất trong các khóa học hướng học sinh tới mục tiêu tiếp thu kiến thức chi tiết. Việc xây dựng câu hỏi và chấm điểm ở loại câu hỏi này thường nhanh chóng và dễ dàng, nhưng người học mất nhiều thời gian hơn để trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc đúng/ sai.
Ví dụ: Nối mỗi dạng câu hỏi (bên trái) với một đặc tính của nó (bên phải):
- Trắc nghiệm a) chỉ có hai lựa chọn khả thi
- Đúng/ sai b) số câu hỏi và lựa chọn bằng nhau.
- Nối c) chỉ một đáp án đúng nhưng ít nhất 3 lựa chọn
Mẹo để thiết kế câu hỏi nối tốt
Tránh sử dụng | Nên sử dụng |
Các câu hỏi và lựa chọn dài Nội dung không đồng nhất (VD: ngày tháng lẫn với người) Các lựa chọn không hợp lí | Các lựa chọn trả lời ngắn, 10-15 câu một trang Chỉ dẫn rõ ràng Các lựa chọn được sắp xếp thứ tự logic ( thời gian, bảng chữ cái) |
Gợi ý: Thầy/cô có thể sử dụng một số lựa chọn nhiều lần trong cùng một bài tập. Nó làm giảm hiệu ứng đoán mò của học sinh.
Câu hỏi trả lời ngắn
Các câu hỏi trả lời ngắn thường bao gồm một câu hỏi ngắn gọn, đòi hỏi một câu trả lời dưới dạng viết, có độ dài khác nhau từ một hoặc hai từ, đến một vài câu. Chúng được sửa dụng nhiều nhất để kiểm tra kiến thức cơ bản về các sự kiện và thuật ngữ chính. Sau đây là một ví dụ về loại câu hỏi trả lời ngắn:
Dạng bài kiểm tra mà học sinh phải liên kết một tập hợp các cấu hỏi với một tập hợp các lựa chọn đáp án được gọi là gì? Đáp án: Câu hỏi nối
Ngoài ra, kiểu câu hỏi này còn có thể được thiết kế dưới dạng điền vào chỗ trống:
Một câu hỏi thi mà học sinh phải liên kết các câu hỏi và các lựa chọn đáp án được gọi là một câu hỏi___________. Đáp án: nối.
Các câu hỏi trả lời ngắn cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các khả năng năng tư duy bậc cao, bao gồm khả năng phân tích hoặc đánh giá. Ví dụ:
“Thầy/cô có sử dụng các câu hỏi trả lời ngắn trong bài kiểm tra tiếp theo của thầy/cô không? Hãy chứng minh quyết định của thầy/cô bằng 2 đến 3 câu để giải thích các yếu tố đã làm ảnh hưởng đến quyết định của mình.
Câu hỏi trả lời ngắn có rất nhiều lợi thế. Nhiều giáo viên cho rằng xây dựng dạng câu hỏi này tương đối dễ và khá nhanh so với câu hỏi trắc nghiệm. Khác với câu hỏi nối, đúng / sai và câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi trả lời ngắn gây khó khăn cho học sinh trong việc đoán câu trả lời.
Câu hỏi trả lời ngắn giúp học sinh linh hoạt hơn khi giải thích kiến thức và thể hiện sự sáng tạo của họ so với những câu hỏi trắc nghiệm; tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc chấm điểm vất vả hơn và mang tính chủ quan.
Câu hỏi trả lời ngắn giới hạn về loại câu trả lời hơn so các câu hỏi tiểu luận, và do đó sẽ dễ dàng chấm điểm và kiểm tra được lượng kiến thức rộng hơn so với các câu hỏi tiểu luận.
Mẹo để thiết kế âu hỏi trả lời ngắn tốt:
Loại câu hỏi | Tránh sử dụng | Nên sử dụng |
Trả lời ngắn | Các kiến thức vụn vặt, không quan trọng Các câu dài và phức tạp | Ngôn từ của chính người thiết kế Các vấn đề cụ thể Các câu hỏi trực tiếp vào vấn đề |
Điền vào chỗ trống | Đục lỗ quá nhiều từ trong câu khiến câu trở nên không có nghĩa | Các câu hỏi mà chỉ đục lỗ 1, 2 từ quan trọng ở cuối câu. |
Gợi ý: Khi sử dụng các câu hỏi trả lời ngắn để kiểm tra kiến thức của học sinh về các định nghĩa, hãy cân nhắc việc kết hợp 2 loại câu hỏi: thứ nhất, câu hỏi cho thuật ngữ yêu cầu học sinh cung cấp định nghĩa, và thứ hai câu hỏi cho định nghĩa yêu cầu học sinh cung cấp thuật ngữ. Loại thứ 2 có thể được xây dựng thành dạng điền vào chỗ trống. Sự kết hợp định dạng như vậy sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh tốt hơn, bởi vì nó không chỉ đánh giá khả năng nhận diện và ghi nhớ thuật ngữ.
Câu hỏi viết luận
Các câu hỏi viết luận bao gồm một câu hỏi phức tạp và yêu cầu phản hồi bằng văn bản viết, với độ dài từ một vài đoạn đến nhiều trang. Giống như các câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi viết luận giúp học sinh có cơ hội để lí giải kiến thức và thể hiện sự sáng tạo của bản thân, nhưng học sinh khó có thể viết bừa một câu trả lời có thể chấp nhận được. Thiết kế một câu hỏi viết luận có thể khá nhanh chóng, nhưng việc chấm điểm những câu hỏi này có thể tốn thời gian. Những người chấm khác nhau cũng có thể gặp khó khăn để thảo luận điểm số.
Câu hỏi viết luận khác với câu hỏi trả lời ngắn ở chỗ các câu hỏi viết luận ít sự giới hạn hơn. Việc để mở câu trả lời cho phép sinh viên áp dụng, tích hợp các nội dung đã học vào bài viết một cách sáng tạo. Do đó, các bài viết luận là phương pháp ưa chuộng để đánh giá mức độ nhận thức bậc cao, bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. Tuy nhiên, việc các câu hỏi viết luận yêu cầu người học tự viết câu trả lời làm việc phản hồi hiệu quả cho người học mất nhiều công sức hơn. Học sinh thường mất nhiều thời gian hơn để viết một bài luận năm đoạn so với việc viết một đoạn năm câu trả lời cho câu hỏi trả lời ngắn. Việc này đồng nghĩa với việc chỉ có thể giới hạn số lượng câu hỏi viết luận được trong một bài kiểm tra, và do đó, bài kiểm tra chỉ chỉ có thể giới hạn trong một vài chủ đề hoặc lĩnh vực đã học. Để đảm bảo rằng loại câu hỏi này không gây căng thẳng hay hoảng sợ cho học sinh, người thiết kế đề thi nên xem xét việc cho học sinh trả lời thêm một đến hai loại câu hỏi khác.
Mẹo để thiết kế các câu hỏi viết luận tốt:
Tránh sử dụng | Nên sử dụng |
Ngôn từ phức tạp và không rõ ràng Các câu hỏi quá rộng, không cho đủ thời gian để trả lời một cách sâu sắc. | Từ ngữ của chính người thiết kê Các từ như “so sánh” hoặc “đối chiếu” ở đầu câu hỏi Ngôn từ rõ ràng Điểm thành phần để làm rõ kì vọng (về trọng số). Cho đủ thời gian để nghĩ và viết. |
Gợi ý: Giáo viên có thể cho học sinh biết một số các câu hỏi viết luận có thể xuất hiện trong bài thi trước kỳ thi, và láp dụng các tiêu chí chấm điểm nghiêm ngặt hơn. Việc cung cấp giới hạn các câu hỏi viết luận cho học sinh có cơ hội bình đẳng khi chuẩn bị và cải thiện chất lượng câu trả lời – và chất lượng học tập – mà không phải là giảm độ khó của bài kiểm tra.
Kiểm tra miệng
Kiểm tra miệng cho phép học sinh trả lời trực tiếp các câu hỏi của giáo viên và / hoặc trình bày các nội dung đã chuẩn bị. Những bài kiểm tra này đặc biệt phổ biến trong các khóa học ngôn ngữ đòi hỏi “khả năng nói”, nhưng loại hình này có thể được sử dụng để đánh giá khả năng thông hiểu của người học trong bât kì khóa học nào bằng cách thiết kế câu hỏi theo dạng các câu hỏi trả lời ngắn. Một số lợi thế chính của kiểm tra miệng là cung cấp phản hồi gần như ngay lập tức, và do đó giúp học sinh học ngay cả khi chúng đang kiểm tra. Có hai nhược điểm chính đối với kiểm tra miệng: thứ nhất là lượng thời gian cần thiết để tiến hành kiểm tra và thứ hai là vấn đề lưu trữ. Các bài kiểm tra miệng thường mất ít nhất mười đến mười lăm phút cho mỗi học sinh, ngay cả đối với bài kiểm tra giữa kỳ. Do đó, loại hình này hiếm khi được sử dụng cho các lớp quy mô lớn. Hơn nữa, khác với các bài kiểm tra viết, các bài kiểm tra miệng không tạo ra những ghi chú bằng văn bản. Để đảm bảo học sinh có quyền tiếp cận phản hồi bằng văn bản, các giảng viên nên ghi chú trong khi kiểm tra miệng bằng cách sử dụng phiếu đánh giá và / hoặc thang đo và cung cấp bản sao các ghi chú này cho sinh viên.
Ở nhiều khoa, việc kiểm tra miệng là hiếm hoi. Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với dạng đánh giá mới này. Trong tình huống này, giáo viên nên cân nhắc việc biến bài kiểm tra miệng thành một hình thức đánh giá tự chọn. Mặc dù giáo viên thiết kế hai loại bài kiểm tra mất nhiều thời gian hơn, nhưng việc có hai lựa chọn giúp học sinh quyết định được bài nào phù hợp với họ và cách học của họ nhất.
Câu hỏi tính toán
Các câu hỏi tính toán yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính để giải và tìm ra câu trả lời. Các câu hỏi tính toán có thể được sử dụng để đánh giá trí nhớ của học sinh về kỹ thuật giải và khả năng áp dụng kỹ thuật đó để vừa giải quyết câu hỏi mà họ đã làm trước đó. Các câu hỏi này cũng yêu cầu học sinh kết hợp và sử dụng các kỹ thuật giải theo những cách mới lạ.
Các câu hỏi tính toán hiệu quả cần phải:
• được giải được bằng cách sử dụng kiến thức về các khái niệm và kỹ thuật học được trong khóa học. Trước khi cho học sinh giải, giáo viên nên tự giải các câu hỏi này hoặc nhờ một trợ giảng để thử làm các câu hỏi.
• Chỉ ra các điểm thành phần để người học biết được cần dành bao nhiêu thời gian, cần giải chi tiết đến mức độ nào giống như việc đã thực hiện trên lớp.
Để chuẩn bị cho học sinh làm các câu hỏi tính toán trong các bài kiểm tra, giáo viên cần mô tả và làm mẫu các phép tính và cách giải tại lớp, bao gồm:
• các bước mà học sinh cần để trình bày giả thuyết và chứng minh cho sự lựa chọn của mình.
• Đơn vị sử dụng và độ chính xác mà giáo viên mong đợi trong câu trả lời của học sinh
Gợi ý: Yêu cầu học sinh chia phiếu trả lời của mình thành hai cột: một cột để tính toán, cột còn lại để viết các giả thuyết, mô tả quy trình và chứng minh cho lựa chọn của mình. Điều này giúpngười chấm có thể phân biệt một lỗi toán học đơn giản với một lỗi lớn liên quan đến khái niệm và đưa ra phản hồi tương ứng.
Các tài liệu tham khảo đã dùng
Cunningham, G.K. (1998). Assessment in the Classroom. Bristol, PA:
Falmer Press.
Ward, A.W., & Murray-Ward, M. (1999). Assessment in the Classroom. Belmont,
CA: Wadsworth Publishing Co.