Ngày đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN (VNU Teaching Festival) lần thứ nhất

Ngày 27/01/2021, Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy (CTE), Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN đã tổ chức sự kiện Ngày đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN (VNU Teaching Festival) lần thứ nhất với chủ đề năm học 2020 – 2021 là “Đổi mới hoạt động dạy – học theo tiếp cận giáo dục kết hợp”.

Đây là sự kiện dự kiến tổ chức thường niên nhằm ghi nhận, tôn vinh các giảng viên có những đóng góp, nỗ lực quan trọng, tích cực đối với hoạt động đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN; trao đổi, thảo luận về những kết quả, vấn đề, và xu thế trong đổi mới giảng dạy trong bối cảnh hiện nay; đồng thời kết nối, lan tỏa tinh thần đổi mới trong cộng đồng giảng viên ĐHQGHN.

Năm nay, sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt không gian làm việc mới của CTE tại CTE Space – Trung tâm Hỗ trợ Giảng dạy – Tầng 3, nhà E5, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

TS. Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục phát biểu khai mạc sự kiện

Các đại biểu, khách mời tham dự sự kiện

Các hoạt động chính của sự kiện:

  • Công bố và trao danh hiệu Nhà giáo dục đổi mới sáng tạo ĐHQGHN (VNU Innovative Educator 2020) cho các tập thể/cá nhân có các dự án, thực hành, ý tưởng xuất sắc về đổi mới giảng dạy;
  • Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng về đổi mới giảng dạy của giảng viên trong khuôn khổ Tọa đàm: “Đổi mới dạy học theo tiếp cận giáo dục kết hợp (blended learning)” (05 tham luận của giảng viên);
  • Triển lãm poster của giảng viên và sinh viên với chủ đề: “Đổi mới hoạt động dạy học tại ĐHQGHN – khởi đầu từ những ý tưởng…”.

Nhân dịp này, CTE gửi tới thầy cô món quà thú vị gồm “Tài liệu hướng dẫn thực hành dạy – học tích cực” do CTE biên soạn và thiết kế; huy hiệu cài áo VNU CTE Innovative Educator. Ngoài ra, Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN tổ chức giới thiệu các nguồn thông tin số hữu ích cho các thầy cô tới tham dự sự kiện.

“Tài liệu hướng dẫn thực hành dạy – học tích cực” do CTE biên soạn và thiết kế

Tại buổi tọa đàm, rất nhiều ý tưởng, nhiều kinh nghiệm, nhiều hoạt động sáng tạo, thú vị, hiệu quả trong hoạt động dạy học theo tiếp cận giáo dục kết hợp (blended learning) đã được giảng viên từ các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN chia sẻ. 05 tham luận của các giảng viên/nhóm giảng viên đạt Giải thưởng Đổi mới giảng dạy 2020 rất giàu thông tin, đưa ra nhiều vấn đề có tính chất gợi mở đối với hoạt động đổi mới giảng dạy.

Tham luận số 1: Đổi mới phương pháp dạy học thông qua học phần “Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp” – TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN trình bày;

Tham luận số 2: Tổ chức các hoạt động dạy – học tương tác trong học phần Phân tích tài chính (dành cho cử nhân) – TS. Trịnh Thị Phan Lan – Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN;

Tham luận số 3: Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá: Đánh giá so sánh thích ứng – Adaptive Comparative Judgement”, NCS. Đặng Hoàng Thanh Lan – Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV;

Tham luận số 4: Ứng dụng mạng xã hội trong giảng dạy học phần “Nhập môn công nghệ giáo dục” – TS. Bùi Thị Thanh Hương – Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học giáo dục, ĐHQGHN;

Tham luận số 5: Đổi mới giảng dạy học phần “Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá” theo tiếp cận giáo dục kết hợp –  PGS.TS. Nguyễn Thúy Nga – Khoa Quản trị chất lượng, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN.

TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN trình bày tham luận số 1: “Đổi mới phương pháp dạy học thông qua học phần Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp”

TS. Trịnh Thị Phan Lan – Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN trình bày tham luận số 2: “Tổ chức các hoạt động dạy – học tương tác trong học phần Phân tích tài chính (dành cho cử nhân)”

NCS. Đặng Hoàng Thanh Lan – Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV trình bày tham luận số 3: “Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá: Đánh giá so sánh thích ứng – Adaptive Comparative Judgement”

TS. Bùi Thị Thanh Hương – Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học giáo dục, ĐHQGHN trình bày tham luận số 4: “Ứng dụng mạng xã hội trong giảng dạy học phần Nhập môn công nghệ giáo dục”

PGS.TS. Nguyễn Thúy Nga – Khoa Quản trị chất lượng, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN trình bày tham luận số 5: “Đổi mới giảng dạy học phần “Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá” theo tiếp cận giáo dục kết hợp” 

Đặc biệt, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải đã có những chia sẻ, tâm sự đầy cảm hứng về hành trình tham gia đổi mới giảng dạy của chính mình, về những mong đợi của Ban Giám đốc cho những định hướng đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN trong thời gian tới. Cụ thể, PGĐ Nguyễn Hoàng Hải cho rằng mỗi giảng viên hãy là người truyền cảm hứng đổi mới cho học trò và cho chính các đồng nghiệp của mình. PGĐ cũng nhấn mạnh ngoài việc cung cấp những hỗ trợ, công cụ rất hữu hiệu như hiện nay, trong tương lại gần, CTE cần có những hỗ trợ mang tính chất chuyên sâu hơn đối với các bối cảnh giáo dục đặc thù, các môn học, ngành học đặc thù. Cuối cùng, PGĐ trông đợi CTE và các giảng viên ĐHQGHN cần chú ý triển khai các hoạt động của mình theo tiếp cận cá thể hóa giáo dục (cá thể hóa cả phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá) để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất cho người học.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ tại sự kiện

TS. Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng chia sẻ với các giảng viên: “Giải thưởng Đổi mới giảng dạy ĐHQGHN quả thực cần trao nhiều hơn nữa, mở rộng nhiều hơn nữa”. Đồng thời, TS Nghiêm Xuân Huy cũng mong muốn Không gian đổi mới giảng dạy của CTE (CTE Space – tầng 3 nhà E5, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) trở thành điểm đến của đổi mới giảng dạy, nơi giảng viên có thể sử dụng để trao đổi, thảo luận, thực hành, thí nghiệm các phương pháp mới, công nghệ mới trong hoạt động giảng dạy của mình.

TS. Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục chia sẻ tại sự kiện

Năm 2020 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của ĐHQGHN nói chung và đặc biệt là đối với giảng viên ĐHQGHN trong bối cảnh bất ngờ, bất định của dịch Covid 19. Nói về vai trò của người giáo viên trong bối cảnh ấy, hầu hết các giảng viên đều đã cho thấy một sự thay đổi rất lớn cả về quan điểm lẫn thực hành giáo dục. Theo một khảo sát do Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy thực hiện nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, bốn từ khóa được giảng viên ĐHQGHN sử dụng nhiều nhất khi nói về điều này là: Truyền cảm hứng; Đồng hành; Định hướng; Hỗ trợ sinh viên. Có thể nói, đây là cách nhìn nhận rất phù hợp với bối cảnh và cho thấy giảng viên ĐHQGHN đã và đang sẵn sàng cho những đổi mới, những sáng tạo không ngừng trong hoạt động đào tạo.

Hạng mục 1 – 5 dự án xuất sắc về xây dựng học phần/môn học:

Dự án “Đổi mới giảng dạy học phần tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng theo tiếp cận giáo dục kết hợp” đến từ nhóm tác giả Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Dự án “Xây dựng Học phần Công nghệ thông tin và Truyền thông tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN” đến từ nhóm tác giả Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông và Học liệu, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Dự án “Đổi mới giảng dạy học phần “Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá” theo tiếp cận giáo dục kết hợp” – PGS. TS. Nguyễn Thúy Nga

Dự án “Phát triển năng lực thế kỳ 21 cho sinh viên tại ĐHQGHN thông qua học phần “Tư duy thiết kế” theo tiếp cận giáo dục kết hợp”. Nhóm tác giả đến từ nhiều đơn vị (Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Việt Nhật, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục)

Dự án “Thiết kế học phần “Khởi nghiệp” theo hướng Blended learning” đến từ nhóm tác giả nhiều đơn vị (Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Trường Đại học Giáo dục, Khoa Luật…)

Hạng mục 2 – 5 thực hành xuất sắc về đổi mới giảng dạy

Đổi mới phương pháp dạy học thông qua học phần “Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp” – Nhóm tác giả Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Xây dựng chương trình “Nhà giáo dục truyền cảm hứng” phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn định kỳ hàng năm cho cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Ngoại ngữ – Nhóm tác giả Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Ứng dụng mạng xã hội trong giảng dạy học phần “Nhập môn công nghệ giáo dục” – Nhóm tác giả Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

Triển khai giảng dạy học phần “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục” theo phương pháp kết hợp – TS. Trần Thị Thu Hương – Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

Tổ chức các hoạt động dạy – học tương tác trong học phần Phân tích tài chính (dành cho cử nhân) – TS. Trịnh Thị Phan Lan – Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Hạng mục 3 – Ý tưởng xuất sắc về đổi mới giảng dạy

3 Ý tưởng giảng dạy xuất sắc của các giảng viên/nhóm giảng viên bao gồm:

  • Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá: Đánh giá so sánh thích ứng (Adaptive Comparative Judgement)
  • Sử dụng video tương tác trong dạy học cá thể hóa
  • Nâng cao trình độ Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên trong thời đại Giáo dục 4.0

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *