Nhất quán hoạt động đánh giá với chuẩn đầu ra dự kiến

Nhất quán hoạt động đánh giá với chuẩn đầu ra dự kiến

Nhất quán hoạt động đánh giá với chuẩn đầu ra dự kiến

Đặt vấn đề

Khi chúng ta đặt tính toàn diện và năng lực chuyên môn làmchuẩn đầu ra dự kiến cho tất cả các chương trình học của chúng ta, hai câu câu hỏi chúng ta cần đặt ra là:

  • Làm thế nào để chúng ta đánh giá được năng lực chuyên môn?
  • Làm thế nào để chúng ta đánh giá được chuẩn đầu ra cho tính toàn diện đã quy định trong Mục tiêu Chiến lược 1?

Sau khi học xong chương  này,các thầy/cô sẽ có khả năng:

  • Nhận thức đúng đắn về mối liên hệ giữa thiết kế các hoạt động đánh giá với thiết kế chương trình đào tạo, cũng như mối liên hệ với thiết kế chương trình dạy và học theo khung đào tạo định hướng chuẩn đầu ra.
  • Nhận diện các loại hình đánh giá khác nhau mà các thầy cô có thể lựa chọn.
  • Lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp với chương trình của thầy cô.
  • Lí giải một cách thuyết phục về cách thiết kế các hoạt dộng đánh giá với những người đánh giá chương trình trong và ngoài trường Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU).
  • Xây dựng các tiêu chí có ý nghĩa nhằm đánh giá kết quả học tập trên các phạm vi khác nhau – kiến thức chuyên môn, các kỹ năng chung, thái độ, v.v.
  • Thiết kế thang chấm nhằm cung cấp phản hồi cho sinh viên và đẩy mạnh quá trình dạy và học.

Xây dựng kế hoạch đánh giá

Đánh giá có hiệu quả không thể tách rời khỏi việc dạy và học tốt. Tương tự việc một giáo viên giỏi sẽ sử dụng nhiều hơn một phương pháp giảng dạy, một chương trình học hay một môn học thông thường sẽ áp dụng nhiều hơn một phương pháp đánh giá. Ngoài ra, tương tự việc giảng dạy, các hoạt động đánh giá được tiến hành tại các thời điểm khác nhau trong suốt học kỳ để chúng ta có thể biết được tình hình học tập của sinh viên. Một kế hoạch đánh giá mang đến cho chúng ta sự lựa chọn kỹ lưỡng các phương pháp đánh giá phù hợp với những mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học hoặc chương trình học. Nhằm hỗ trợ thầy cô đánh giá được bản kế hoạch đánh giá của mình, chúng tôi đề xuất sử dụng ba câu hỏi kiểm tra có thể sử dụng để đánh giá một thiết kế đánh giá mẫu.

Lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra dự kiến

Không phải phương pháp đánh giá nào cũng phù hợp với mọi loại chuẩn đầu ra. Ví dụ, nếu kết quả đầu ra dự kiến cho một khóa học Lập trình là sinh viên ‘có thể thiết kế và phát triển các thành phần của một phần mềm trên nền tảng web sử dụng ngôn ngữ bậc cao Java,  thầy cô không thể đo lường đầu ra này thông qua việc yêu cầu sinh viên viết một bài luận. Tương tự như vậy, hầu hết các đầu ra nói chung, ngoại trừ năng lực ngôn ngữ, không thể đánh giá bằng các bài trắc nghiệm khách quan.

Nhằm đồng bộ đánh giá với một loại đầu ra cụ thể, thầy cô cần chọn một phương pháp đánh giá phù hợp. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu hàng loạt các phương pháp đánh giá và thảo luận về tính phù hợp của các phương pháp này đối với các loại đầu ra khác nhau.

Giáo dục đại học cần vượt ra khỏi việc chỉ đòi hỏi người học nắm chắc kiến thức khách quan và cần vươn tới việc phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao và năng lực được sử dụng trong thực tiễn. Chúng tôi muốn phát triển khả năng tư duy phê phán và sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề của người học. Do vậy, các phương pháp đánh giá tập trung các kỹ năng tư duy bậc thấp như ghi nhớ và tái hiện nhận được ít sự giải thích hơn từ phía chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi cần thiết kế các  đề kiểm tra, đề thi, hoặc bài tập giúp người học tư duy và hành động khôngbó hẹp trong môi trường học thuật.

Gợi ý câu hỏi kiểm tra: Những chuẩn đầu ra nào (xét về cấp độ thông hiểu) được đánh giá?

Đánh giá năng lực chuyên môn thông qua hình thức đánh giá thực

Trong các mục khác của cuốn sách này, chúng tôi đã giải thích rõ về khái niệm năng lực chuyên môn, đó lànăng lực thực hiện trên mức độ thông hiểu cao về kiến thức học thuật và kiến thức về các kĩ năng có liên quan. Do vậy, khi lựa chọn các hình thức hay phương pháp đánh giá, chúng ta cần chắc chắn các hình thức hay phương pháp này có thể đánh giá được các khả năng thực nhằm phát triển năng lực thực hiện cho người học trong môi trường làm việc chuyên môn của họ.

Môi trường làm việc chuyên môn thực tế, thường dựa trên năng lực thực hiện, thực chất là một môi trường có sự pha trộn phức tạp của nhiều vấn đề không định nghĩa rõ ràng, những điều bất an, và các kết quả khó dự đoán từ trước. Điều này đòi hỏi người làm việc phải nỗ lực hoạt động nhóm, có kỹ năng lãnh đạo và hàng loạt các kĩ năng giải quyết vấn đề khác nhau, v.v. Xây dựng một môi trường chuyên môn như thực tế trong môi trường lớp học không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, giáo viên có thể đưanhững hình thức đánh giá thực vào chương trình dạy nhằm yêu cầu người học chứng minh các kiến thức và kỹ năng thực tế thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ thực tế hoặc gần với thực tế, sử dụng các công cụ thực tế, trong một bối cảnh thực tế, và được đánh giá bởi các tiêu chuẩn thực tế. Điều này nghe có vẻ phi lý. Tuy nhiên, chúng ta cần ghi nhớ những điều này nhằm xây dựng kế hoạch đánh giá của chúng ta càng thực tế càng tốt. Khi sinh viên thực hiện các hoạt động đánh giá thực, chẳng hạn như thực hiện các dự án nghiên cứu hay đi thực tập, các em hầu như sẽ tích lũy được các kinh nghiệm thực tế thông qua việc kết hợp các kiến thức lớp học khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề thực tế trong một hoàn cảnh gần thực tế.

Gợi ý câu hỏi kiểm tra: Nhiệm vụ đánh giá đặt ra phải mang tính xác thực như thế nào?

Sử dụng đánh giá để chấm điểm và hỗ trợ học tập

Hãy dành một phút để suy ngẫm về câu hỏi: ‘Chức năng của đánh giá là gì?’ Rất nhiều giáo viên sẽ trả lời ngay rằng nó được dùng để chấm điểm cho sinh viên. Thực ra, đây là một chức năng quan trọng của đánh giá và những người làm giáo dục gọi nó là ‘đánh giá tổng kết’. Đánh giá tổng kết thường được tiến hành khi kết thúc một môn học hay một chuyên đề lớn. Do vậy, cả kỳ thi cuối kỳ và các đề trắc nghiệm trong suốt học kỳ đều là các đánh giá tổng kết – nếu như chúng được thực hiện chủ yếu cho mục đích chấm điểm.

Ngoài chức năng chấm điểm, đánh giá là công cụ đắc lực cho học tập. Các nghiên cứu gần đây về giáo dục tập trung nhiều vào việc sử dụng đánh giá một cách sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình học tập (Gibbs, 1995). Việc thiết kế các câu hỏi trong phần đánh giá sẽ giúp sinh viên biết được phương pháp hay hình thức học tập nào đang được khuyến khích bởi người dạy. Ví dụ, các câu hỏi mở khuyến khích sinh viên thoát ly khỏi kiến thức trong sách và vươn tới các bối cảnh rộng hơn. Mặt khác, việc quá phụ thuộc vào các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan sẽ cổ súy cho xu hướng học vẹt và học thuộc lòng.

Do vậy, khi xây dựng kế hoạch đánh giá tổng quan, thầy cô cần nhìn nhận đây không chỉ là xây dựng các tiêu chí đánh giá để từ đó chấm điểm cho sinh viên, mà còn là một phần không thể thiếu của quá trình học tập. Chúng ta cần phải coi đánh giá như một công cụ nhằm thúc đẩy việc học tập theo cách chúng ta muốn.

Gợi ý câu hỏi kiểm tra: Hình thức học tập nào đang được khuyến khích (thông qua hoạt động đánh giá)?

Đánh giá thường xuyên hay kiểm tra cuối kỳ?

Nhiều thầy cô khi đưa ra các quyết định về kế hoạch đánh giá đều đắn đo xem đánh giá thường xuyên (hay còn gọi là đánh giá quá trình) và kiểm tra cuối kỳ chiếm bao nhiêu phần tram trong tổng điểm đánh giá. Do vậy, chúng ta cần cân nhắc việc lựa chọn giữa đánh giá thường xuyên và kiểm tra cuối kỳ dựa trên tính phù hợp của hai hình thức đánh giá này đối so với chuẩn đầu ra dự kiến cũng như chúng cần được tiến hành như thế nào cho hợp lí để cung cấp phản hồi cho người học, v.v.

Ba câu hỏi về đánh giácần lưu ý khi rà soát kế hoạch đánh giá:

Nói tóm lại, hầy cô hãy hỏi ba câu hỏi sau về bản kế hoạch đánh giá của mình:

  • Đầu ra nào (xét về cấp độ thông hiểu/ thực hành) được đánh giá?
  • Nhiệm vụ đánh giá đặt ra phải mang tính xác thực như thế nào?
  • Hình thức học tập nào được khuyến khích (thông qua hoạt động đánh giá?)?

Các phương pháp đánh giá      

Mục này sẽ trình bày các phương pháp đánh giá khác nhau và sử dụng các câu hỏi đã nhắc tới ở trên nhằm thảo luận các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng các phương pháp này. Mỗi phương pháp đánh giá đều có ba thành tố: (1) một bản mô tả cách phương pháp này được sử dụng như thế nào trong thực tế và các biến thể chính của nó; (2) ví dụ về cách áp dụng phương pháp này; và (3) Rà soát tính phù hợp của phương pháp đối với chuẩn đầu ra dự kiến bằng cách sử dụng 3 câu hỏi ở trên. Các phương pháp đánh giá sẽ được trình bày theo trình tự như sau:

  • Các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan
  • Các bài tập nghiên cứu tình huống
  • Các câu hỏi viết luận
  • Các dự án
  • Các bài tập cuối một nội dung (chương) học
  • Nhật ký phản ánh và tình huống điển hình
  • Thuyết trình chuyên đề
  • Thực tập
  • Hồ sơ học tập
  • Các kỳ thi
  • Đánh giá đồng cấp và tự đánh giá
Kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Mô tả Các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan là thước đo khả năng ghi nhớ các sự kiện và con số cũng như khả năng đọc hiểu các tài liệu khóa học của người học. Một số dạng bài trắc nghiệm khách quan gồm chọn đáp án đúng (MCQ), đúng-sai (true-false), và ghép đôi (matching items). Một bài kiểm tra MCQ điển hình (Ví dụ 1) chỉ đơn giản đo lường được khả năng tiếp thu kiến thức thực tiễn hay kiến thức khai báo. Chúng ta có thể dùng các câu hỏi trắc nghiệm (Ví dụ 2) để đo tư duy bậc cao nhưng việc này là rất khó.
  Ví dụ 1   MCQ điển hình Mô hình Kinh doanh trực tuyến nào mô tả đúng nhất một công ty đấu giá như eBay? (A) B2B  (B) B2C  (C) C2C  (D) Cổng thông tin điện tử  (E) Cơ sở hạ tầng
  Ví dụ 2   MCQ tư duy bậc cao Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows 2000 vào một máy tính mới, anh/chị đã cố gắng khởi động máy tính nhưng vẫn không được. Anh/chị nhận được một thông báo báo lỗi rằng tệp Boot.ini đang bị mất. Phân vùng hệ thống của máy tính đã được thay đổi thành định dạng NTFS.   Phương án nào dưới đây là cách giải quyết đơn giản nhất cho vấn đề trong tình huống trên? Anh/chị nên:   Sử dụng bản sao lưu Trạng thái Hệ thống mới nhất để khôi phục tệp bị mất.   Khởi động máy tính bằng chế độ An toàn (Safe mode) và sau đó sao chép tệp bị mất từ đĩa Windows 2000.   Sử dụng Sơ đồ Quan hệ Thực thế (ERD) để khởi động máy tính và sau đó lưu tệp bị mất vào máy tính chạy hệ điều hành Windows 2000.   Sử dụng lệnh Điều khiển Phục hồi nhằm sao chép tệp bị mất từ đĩa Windows 2000.   (Nguồn: http://www.microsoft-cisco-certification.com)
  Chuẩn đầu ra nào được đánh giá?   Các câu hỏi ở Ví dụ 1 có thể được sử dụng để đánh giá khả năng tái hiện/ ghi nhớ, liên hệ, hoặc giải thích một số kiến thức thực tiễn của sinh viên. Như đã được giải thích trong Chương 2, những kiến thức này đều là chuẩn đầu ra bậc thấp.Các câu hỏi trong Ví dụ 2 có thể được sử dụng để đánh giá việc vận dụng kiến thức đơn giản, nghĩa là có thể sử dụng thông tin và kiến thức thực tiễn để phân tích dữ liệu, phát hiệngiải quyết các vấn đề rõ ràng. Các câu hỏi MCQ chỉ có thể đánh giá các kỹ năng giải quyết vấn đề đơn giản. Một câu hỏi MCQ thường không thể diễn tả được các vấn đề trong thực tế vì chúng quá phức tạp. Thông thường, chúng ta khó có thể nào tìm ra một câu trả lời đúng cho những vấn đề này trong khi thiết kế căn bản của các câu hỏi MCQ nhằm tìm ra một câu trả lời hoàn toàn đúng.  
Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   • Mặc dù một số người làm chuyên môn được đề nghị tái hiện sự kiện và dữ liệu trong công việc của mình, các câu hỏi MCQ không thể mô phỏng một cách thỏa đáng tình huống tái hiện này. Ví dụ, một y tá phòng mổ sẽ phải nhớ tên của hàng trăm các dụng cụ phẫu thuật và có thể lấy đúng dụng cụ trong giây lát với độ chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, câu trả lời không phải lúc nào cũng xuất phát từ một câu hỏi lựa chọn. Y tá phải quan sát ca phẫu thuật, dự đoán những dụng cụ cần thiết, và  phản ứng ngày lập tức trước yêu cầu của bác sĩ phẫu thuật. Ngoài ra, việc mang đúng dụng cụ đặt vào tay của bác sĩ phẫu thuật đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mắt – tay – não. Một câu hỏi MCQ chỉ đánh giá liệu sinh viên đã tái hiện đúng thuật ngữ hay chưa.
  Ví dụ 2 rõ ràng thực tế hơn ví dụ 1. Các kỹ sư chăm sóc khách hàng, và thậm chí những người sử dụng máy tính, thường xuyên gặp dạng câu hỏi này. Tuy nhiên, việc xây dựng dạng câu hỏi MCQ này đòi hỏi mức độ thông hiểu sâu về lý thuyết đo lường năng lực thực hiện – điều mà những người thiết kế đề thi chuyên nghiệp có thể làm tốt.
Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua các hoạt động đánh giá? Khi chúng ta sử dụng quá nhiều các câu hỏi MCQ trong các bài kiểm tra trắc nghiệm và các kỳ thi chỉ với mục đích chấm điểm, chúng ta khiến sinh viên ngầm hiểu rằng trong học tập, các em luôn phải tìm câu trả lời đúng thay vì đặt câu hỏi đúng. Do vậy, chúng ta vô tình duy trì văn hóa học thuộc lòng và học vẹt.
  Các câu hỏi MCQ điển hình đánh giá kiến thức theo từng đơn vị nhỏ, ít liên hệ hoặc không hề liên hệ đến việc vận dụng trong thực tế. Sinh viên dễ dàng quên đi những kiến thức này sau kỳ thi.
  Các kỳ thi chứng chỉ và cấp phép ngoài thường bao gồm một số lượng lớn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Nếu một trong những chuẩn đầu ra dự kiến của thầy cô là một bài luận có chất lượng, sinh viên sẽ cần phải luyện tập theo dạng bài thi này. Tuy nhiên, thầy cô không thể để những bài kiểm tra như thế điều khiển hay kiểm soát chương trình đào tạo của mình được. Hay nói cách khác, chương trình đào tạo của thầy cô phải hướng đến điều gì to tát hơn việc chỉ cần làm tốt các câu hỏi MCQ. Đó chính là giúp mỗi sinh viên trở nên xuất sắc trong công việc và trong cuộc sống của họ sau này. Do vậy, thay vào đó, các người tham gia vào giảng dạy bậc đại học nên gây ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn để thay đổi cách họ thực hành đánh giá.
  Thậm chí khi các câu hỏi MCQ được thiết kế với mục đích đánh giá tư duy bậc cao, như trong Ví dụ 2, chúng vẫn cổ súy cho văn hóa học vẹt. Do quá trình thiết kế những câu hỏi này cực kỳ tốn kém nên chúng thường được lưu vào ngân hàng câu hỏi và tái sử dụng nhiều lần trong các kỳ thi chuyên môn. Việc rò rỉ liên tiếp các câu hỏi này đã giảm độ tin cậy của các câu hỏi này. Sự chuẩn bị chính cho loại bài kiểm tra này là học thuộc câu trả lời từ hàng trăm các câu hỏi đã thi.
  •   Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tương tự như các câu hỏi trong phần ví dụ đã cho, được áp dụng hiệu quả nhất như một công cụ nhằm phát hiện các vấn đề trong học tập hơn là một công cụ để chấm điểm. Thầy cô có thể lưu trữ các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào máy tính, từ đó sinh viên có thể thường xuyên kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức các môn học cơ bản. Các chương trình dạy học trực tuyến có thể giải thích cặn kẽ các khái niệm mà sinh viên cảm thấy khó tiếp thu cũng như có thể đưa ra các hướng dẫn thay đổi ngay lập tức. Ví dụ, thông qua một bài kiểm tra trắc nghiệm chẩn đoán sau khi bài giảng về ‘An ninh mạng’ kết thúc, chúng ta có thể thấy một số lượng sinh viên vẫn đang khá lúng túng trong việc sử dụng ‘Khóa công khai’ và ‘Khóa riêng tư’ trong mật mã hóa dữ liệu. Dựa vào thông tin này, chương trình dạy học trực tuyến có thể chạy một mô-đun học trực tuyến trên ‘Hạ tầng khóa công khai’ cho đến khi sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về phần này. Mặt khác, người dạy học có thể sử dụng thông tin này và thay đổi giáo án của mình cho lớp học tiếp theo.
Các nghiên cứu tình huống
Mô tả Sinh viên được cung cấp bản mô tả thực tế về một vấn đề hay một tình huống. Các em được yêu cầu phân tích một số thông tin, chẩn đoán vấn đề và đề xuất cách giải quyết.
  Ví dụ   Đây là một ví dụ về câu hỏi nghiên cứu tình huống được sử dụng trong dạng đề thi (cuối kỳ) mở được thực hiện dưới áp lực thời gian.   Anh/chị là chuyên viên phân tích cho Quỹ trái phiếu Thế giới cũ (Old World Bond Fund) (xem Tổng quan về Quỹ). Anh/chị vừa mới nhận được tệp đính kèm các dữ liệu dự báo kinh tế từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Hãy đề xuất 3 phương án có thể thực hiện được tới người quản lý danh mục đầu tư. Anh/chị cần đưa ra những phân tích có cơ sở cho các phương án của mình. Anh/chị có 90 phút để viết một thư điện tử dài không quá 500 từ.
  Chuẩn đầu ra nào được đánh giá?   Tình huống này đánh giá khả năng phân tích dữ liệu kinh tế, áp dụng và tổng hợp kiến thức kinh tế và tài chính nhằm giải thích và đưa ra các giả thuyết về nguyên nhân, cũng như đề xuất cách phương án giải quyết của sinh viên. Ví dụ trên cũng có thể đánh giá các kỹ năng chung như giao tiếp, viễn cảnh toàn cầu, tư duy phê phán, v.v.
  Nhiệm vụ đánh giá đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   Các chuyên gia thường xuyên thực hiện công việc mà ví dụ trên yêu cầu. Trong thực tế, các chuyên viên phân tích tài chính phải đưa ra những đề xuất chi tiết và hợp lý cho khách hàng chỉ sau vài phút khi các tin tức về lãi suất, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay việc làm được tung ra.   Các nghiên cứu tình huống thường không xác thực vì giáo viên đơn thuần lấy chúng từ kho lưu trữ các tình huống mà không hề để ý đến bối cảnh về văn hóa và chuyên môn cũng như mối liên hệ đến đầu ra của môn học hay chương trình học.
  Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này?   Các câu hỏi nghiên cứu tình huống thường là những câu hỏi mở. Kiểu câu hỏi này không hề có câu trả lời đúng nhưng lại có một vài lựa chọn, từ đó khuyến khích tinh thần học sâu và học chủ động. Để hoàn thành yêu cầu trong tình huống ví dụ trên, sinh viên phải là một người tiêu dùng thực sự có hứng thú với các thông tin về tài chính và đầu tư trong thực tế. Sinh viên này sẽ cần phản ánh các thông tin được sử dụng và nếu có thể, sẽ cần thảo luận các thông tin này với những người có chung sở thích.Nhìn chung, các nghiên cứu tình huống khuyến khích sinh viên khám phá tri thức và tập trung vào vận dụng những kiến thức nhằm giải quyết vấn đề đang tồn tại.


Các câu hỏi viết luận
Mô tả Đây là phương pháp đánh giá được sử dụng nhiều nhất trong các trường đại học. Phương pháp này bao gồm hai kiểu chính sau: Các câu hỏi không theo cấu trúc, hay còn gọi là các câu hỏi trả lời tự do. Sinh viên hoàn toàn tự do đưa ra ý kiến của mình về các câu hỏi này.Các câu hỏi có cấu trúc hay giới hạn câu trả lời. Sinh viên ít tự do hơn vì phải xác định tính chất và phạm vi của câu trả lời. Thông thường, các câu hỏi đều đưa ra chỉ dẫn về cấu trúc và nội dung của câu trả lời được mong đợi.
  Ví dụ 1   Câu hỏi viết luận không theo cấu trúc Thảo luận về sự phù hợp của việc triển khai một hệ thống giao dịch tài chính khối lượng lớn phân tán trên Microsoft. Kiến trúc mạng dưới 500 từ.
  Ví dụ 2   Câu hỏi viết luận có cấu trúc Đọc thông tin về trường đại học Smith College. Mô tả a) công việc được tổ chức như thế nào giữa các khoa trong trường b) những khoa này phối hợp như thế nào với nhau c) những lợi ích và thiếu sót của mô hình theo chức năng này d) Cách tổ chức này giải quyết/gây ra những vấn đề gì? e) Đây có phải là cách tổ chức hiệu quả nhất cho trường đại học Smith College không?
  Đầu ra nào được đánh giá?   Các câu hỏi không theo cấu trúc (Ví dụ 1) là thước đo tuyệt vời nhằm đánh giá mức độ tiếp thu nói chung của sinh viên về chủ đề, kiến thức của các khía cạnh có liên quan, sức mạnh của tổng hợp, phân tíchđánh giá, các kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, v.v. Các câu hỏi này cũng đem đến cho sinh viên cơ hội tổ chức ý tưởng của mình và chứng minh năng lực theo lối tư duysáng tạophân kỳ.Các câu hỏi theo cấu trúc (Ví dụ 2) cần được sử dụng thận trọng hơn. Thông thường, các câu hỏi này cũng giống như các câu hỏi MCQ – đều đánh giá mức độ hiểu biết về các thông tin trong sách giáo khoa thay vì tư duy bậc cao. Ví dụ, các câu hỏi 2a, 2b, 2c và 2d về cơ bản đều đánh giá mức độ thông hiểu rất thấp các thông tin trong sách giáo khoa.
  Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   Xét về tính chất, các câu hỏi viết luận không đại diện trực tiếp cho việc vận dụng kiến thức thực tế. Tuy nhiên, các câu hỏi này lại kích thích tư duy phê phán và phản chiếu các tình huống có thật.
  Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này?   Các câu hỏi không theo cấu trúc có chất lượng thúc đẩy bề rộng của quá trình học. Sinh viên có thể vượt ra khỏi các chủ đề trong sách giáo khoa hoặc một đề cương khóa học và vươn tới việc khám phá các kiến thức có liên quan. Ví dụ, sinh viên không thể tìm ra câu trả lời cho ví dụ đầu tiên trong bất cứ cuốn sách giáo khoa. Sinh viên sẽ phải nghiên cứu hàng loạt các tình huống và các mô hình lợi tức đầu tư khác nhau nhằm làm cơ sở cho ý kiến của mình. Bề rộng của việc học có thể được đẩy mạnh hơn nữa khi phản hồi đồng đẳng được sáp nhập vào quá trình.  
Đánh giá qua dự án
Mô tả Hiện tại, đánh giá qua dự án là phương pháp đánh giá phổ biến ở ĐH Bách Khoa Hồng Kông(PolyU). Các dự án có thể dựa vào nghiên cứu lý thuyết và/hoặc nghiên cứu thực nghiệm trên một vấn đề có liên quan. Các dự án này có thể là các dự án ứng dụng – ví dụ,  giải quyết các vấn đề thực tế hay các vấn đề mô phỏng thực tế, hoặc sản xuất các nguyên mẫu kỹ thuật, hoặc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh.
  Ví dụ 1   Bài nghiên cứu tổng quan về kỹ thuật Anh/chị hãy làm việc theo nhóm 4 người, thực hiện một nghiên cứu tổng quan về kỹ thuật cho dự án đường quốc lộ T8 được đề xuất. Những vấn đề quan trọng về khía cạnh mục đích của dự án và ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng là gì? Xem xét người dùng, chi phí, độ an toàn, môi trường, công nghệ, các vấn đề pháp lý, phương pháp thiết kế, tính khả thi, phương án thay thế, v.v. Anh/chị hãy nộp bản dự án cuối cùng dưới dạng một trang web.
  Ví dụ 2   Dự án Lập trình Đa phương tiện Anh/chị hãy làm việc theo cặp, tạo một video hướng dẫn tương tác dài 5 phút giới thiệu một ứng dụng kinh doanh về công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID). Video của anh/chị cần bao gồm ít nhất một trang giật gân mở đầu, trang bảng chọn và trang thông tin tín dụng. Video cần sử dụng các chức năng đa phương tiện sau đây – chuyển tiếp và làm mờ dần, hình động, điều khiển âm thanh, chuyển đổi mã hóa bằng tay và trình xử lý tùy chỉnh. Anh/chị hãy nộp dự án này dưới dạng một trang web video trực tuyến.
  Chuẩn đầu ra nào được đánh giá?   Cả hai ví dụ có thể đánh giá chuẩn đầu ra theo tư duy bậc cao. Ví dụ 1 đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội hơn để phân tích, tổng hợp, lý thuyết hóa, khái quát hóađánh giá kiến ​​thức Kỹ thuật trong bối cảnh học thuật. Mặt khác, dự án lập trình đẩy mạnh việc ứng dụng kiến ​​thức lý thuyết CNTT, giải quyết vấn đề, tích hợp yếu tố thẩm mỹ (thiết kế web), kỹ năng kỹ thuật (phát triển web) với kiến ​​thức kinh doanh, v.v.
  Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   Ví dụ 1 sử dụng một dự án kỹ thuật dân dụng của địa phương (của Hồng Kông) làm chủ đề để điều tra. Vấn đề thực tế cần giải quyết này khiến bài tập rất xác thực. Một thước đo khác về tính xác thực là ở tính hữu ích của dự án,không phải đối với giáo viên, mà đối với chính người học. Ví dụ 2 là mình chứng cho việc đòi hỏi sang tạo một mục đích học tập rất hữu ích và có thể đánh giá được. Các video hướng dẫn do sinh viên trong lớp làm sẽ hữu ích cho việc tìm hiểu về các khả năng ứng dụng khác nhau của công nghệ RFID. Các lớp học tiếp theo có thể sử dụng những video này làm công cụ học tập.  
Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này? Cả hai phương pháp đều khuyến khích học tập tích cực, trong đó sinh viên không chỉ là người tiếp nhận kiến ​​thức mà còn tham gia vào việc xây dựng kiến ​​thức. Trong dự án Đa phương tiện (Ví dụ 2), sinh viên cần đưa những kiến ​​thức trong sách vào bối cảnh cụ thể, cũng như biến những kiến thức này thành những thứ hữu ích và có thể áp dụng được. Sản phẩm nhân tạo vừa được tạo ra (video) trở thành một công cụ học tập suốt đời.Ví dụ 1 là ví dụ của một loại vấn đề không được xác định rõ rang nhằm thúc đẩy việc học tập dựa trên giải quyết vấn đề. Loại nghiên cứu này rèn luyện sinh viên không chỉ tìm ra câu trả lời, mà còn có thể đưa ra các câu hỏi sâu hơn về các vấn đề, ví dụ các vấn đề liên quan đến an toàn, môi trường, mục đích và mục tiêu, v.v.Các dự án thực hiện theo nhóm phát triển khả năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo. Sự lớn mạnh của web đã thổi phồng sức mạnh của học tập cộng tác. Các dự án không chỉ tạo cho sinh viên cơ hội học cách làm việc theo nhóm mà còn đem lại sự tiếp cận rộng rãi với Internet, những kiến ​​thức như vậy có thể được chia sẻ rộng rãi ngoài lớp học.  
Các bài tập đánh giákhi kết thúc một nội dung (chương) học
Mô tả Các bài tập đánh giá khi kết thúc một nội dung (chương) học được sử dụng nhằm củng cố và đòi hỏi phải áp dụng một số khái niệm cũng như kỹ năng mà sinh viên được dạy trong lớp học. Như trong Ví dụ 1, khi một thao tác toán học được trình bày trên lớp thì sau giờ học, sinh viên cũng được giao giải quyết lần lượt các bài toán số học. Các bài toán số học này thường là các vấn đề thực tế nhưng được đơn giản hóa và chỉ cần thay thế trực tiếp các giá trị vào công thức.
  Ví dụ 1   Toán điều dưỡng Hoàn thành 10 bài toán ở cuối nội dung Toán chăm sóc đặc biệt. Bài toán 1 – Bệnh nhân của anh/chị được cho dùng thuốc Dobutamine với liều lượng 10mcg/kg/phút. Trong 1000ml, dùng 500 mg thuốc. Bệnh nhân của anh/chị nặng 180 pounds. Vậy bệnh nhân nên nhận bao nhiêu cc/giờ?
  Ví dụ 2   Anh/chị hãy chuẩn bị kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho một bệnh nhân cụ thể do chính anh/chị chăm sóc, sử dụng một trong những mô hình được thảo luận trong lớp làm bản hướng dẫn. Kế hoạch chăm sóc nên bao gồm các yếu tố sau…
  Đầu ra nào được đánh giá?   Ví dụ 1 là một bài toán đố khách quan. Bài toán này đánh giá khả năng của sinh viên trong việc thực hiện tính toán IV (tiêm tĩnh mạch) và chuyển đổi số liệu dựa trên các thuật toán đã biết. Vì tất cả dữ kiện để giải bài toán này được trình bày trong 3 dòng và chỉ có một câu trả lời đúng, đây là một vấn đề rõ ràng. Nhiệm vụ này chỉ đánh giá năng lực tính toán mà không đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề hay tư duy phê phán; nó cũng không hề đánh giá kỹ năng quản trị IV chức năng.Mặt khác, ví dụ 2 có thể đánh giá các kỹ năng tư duy bậc cao. Trước hết, bài toán này luôn luôn là duy nhất vì không có hai bệnh nhân giống hệt nhau. Sinh viên sẽ phải phân biệt các mô hình điều dưỡng khác nhau để chọn một mô hình phù hợp nhất cho tình huống này. Sinh viên sẽ phải phân tích dữ liệu bệnh nhân, giải thích các thông báo chủ quan từ bệnh nhân và chẩn đoán vấn đề. Sau đó, sinh viên sẽ phải xây dựng một kế hoạch chăm sóc bao gồm đặt ra các mục tiêu và quy định các can thiệp điều dưỡng được hỗ trợ bởi lý luận khoa học.
  Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   Bản chất của vấn đề trong Ví dụ 1 là xác thực. Tuy nhiên, trong thực tế, y tá sẽ phải tính toán dưới nhiều ràng buộc. Ở nơi làm việc, công việc này chắc chắn không phải việc sinh viên có thể mang về nhà để làm việc theo tốc độ riêng của mình.Ví dụ 2 liên quan đến một bài toán điều dưỡng thực tế và do đó rất xác thực theo khía cạnh đó. Đây cũng là một nhiệm vụ thích hợp để mang về nhà vì thời gian để chuẩn bị một kế hoạch chăm sóc khác nhau tùy theo từng bệnh nhân và từng bệnh viện. Tuy nhiên, một số trường điều dưỡng yêu cầu sinh viên trình bày các kế hoạch chăm sóc điều dưỡng theo dạng thức học thuật (ví dụ: APA), thay vì ở dạng thức chuyên nghiệp. Cách làm này sẽ làm giảm tính xác thực của nhiệm vụ này và khiến nó trở nên nặng nề không cần thiết cho sinh viên.
Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này?   • Các câu hỏi đánh giá như Ví dụ 1 thường được đưa ra trong các kỳ thi chuyên môn điều dưỡng và do đó, sinh viên điều dưỡng phải có khả năng trả lời loại câu hỏi này. Việc loại nhiệm vụ đánh giá này có cổ súy cho việc học vẹt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc sinh viên có học kỹ năng tính toán khi ra khỏi bối cảnh thực hành hay không. Nếu sinh viên học kiến thức này mà không có bối cảnh, sinh viên sẽ quên ngay sau bài kiểm tra.
  •   Đánh giá như Ví dụ 2 đẩy mạnh phương pháp tiếp cận tích hợp vào việc học vốn đã mang tính chủ động, điều tradựa trên vấn đề. Sinh viên sẽ phải tích hợp kiến thức từ các môn học khác nhau như giải phẫu, sinh lý học và tâm lý học với kiến ​​thức điều dưỡng. Loại công việc này sẽ thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng tư duy phản biện.
Nhật ký phản ánh và tình huốngđiển hình
Mô tả Nhật kýphản ánh là một loại văn bản mà ở đó sinh viên ghi lại những suy nghĩ và hiểu biết về kinh nghiệm học tập của mình. Sinh viên có thể viết về những điều đã học và cách mình hiểu về một chủ đề nhất định. Đây cũng có thể là một bài đánh giá về quá trình học tập của sinh viên, tự đánh giá về biểu hiện của bản thân và lập kế hoạch cho việc học tập trong tương lai dựa trên kinh nghiệm học tập đã có, v.v. (Dự án học tập để học hỏi của PolyU). Tình huống điển hình.Sinh viên báo cáo về các tình huốngcó thể được coi là những ví dụ xuất sắc, điển hình cho một chủ đề đã học, hoặc khiến họ suy nghĩ sâu sắc về chủ đề này. Bằng cách giải thích điều gì làm cho những sự việc này trở nên quan trọng và chỉ ra được chúng liên quan đến các khái niệm đã học trên lớp như thế nào, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách sinh viên (1) diễn giải những gì các em đã được dạy và (b) tận dụng thông tin (Biggie, 1999).
  Ví dụ 1   Nhật ký phản ánh trong khoa học hệ trái đất Hãy đăng câu hỏi của anh/ chị về vấn đề anh chị suy nghĩ. Như thường lệ, hãy lên kế hoạch và viết ra những suy nghĩ, giả định hoặc câu hỏi ban đầu của anh/ chị về một vấn đề; cung cấp thông tin hay những suy nghĩ của anh/ chị; sau đó viết suy ngẫm về mức độ am hiểu của anh/ chị về vấn đề đó. Quá trình thực hiện việc ghi chép này sẽ không chỉ cho thấy quá trình anh/ chịxây dựng kiến thức như thế nào, mà còn cho thấy rõ sự phát triển của anh/ chị qua thời gian một khóa học. Ví dụ, suy nghĩ ban đầu của anh/ chị có thể là ‘Tôi có một giả định về việc thủy quyển bị ảnh hưởng bởi núi lửa.’ và những gì anh/ chị muốn biết, ‘Bụi phóng xạ bị ảnh hưởng bởi sức nóng từ núi lửa như thế nào?’ Viết lý do cho câu hỏi và những giả định của anh/ chị.Hãy viết về mức độ chắc chắn của mình về những giả định này.Đăng những gì anh/ chị biết về một vấn đề gì đó. Vào đầu mỗi tuần, anh chị sẽ viết một bài phản ánh. Bài viết của anh/ chị sẽ tập trung vào những điều anh/ chị biết, ví dụ, ‘Tôi biết rằng bầu khí quyển bị ảnh hưởng bởi núi lửa.’ và những gì anh/ chị muốn biết: ‘Bụi phóng xạ bị ảnh hưởng bởi sức nóng trong núi lửa như thế nào? ‘Vào cuối mỗi tuần, bài viết của anh/ chị có thể bao gồm,’ Điều mà tôi không nhận ra được…’ và‘Tôi đã tìm ra được… khi James thực viết về dữ liệu viễn thám rằng …’ (Chuyển thể từ Lớp học Tương lai của NASA, Trung tâm Công nghệ Giáo dục. Để tìm hiểu thêm về bài tập này, mời xem tại địa chỉ http://www2.cet.edu/ete/5-8/cintro/journal.html)  
Ví dụ 2 Các tình huống trong giao tiếp Viết khoảng 1 trang giấy về một tình huống mà anh/ chị không biết nên phản ứng như thế nào. Có lẽ anh/ chị cảm thấy rằng nếu nói ra suy nghĩ của mình, anh/ chị sẽ làm tổn thương cảm xúc của ai đó, hoặc đẩy họ đi xa, hoặc khiến họ tức giận, v.v. Mặt khác, anh/ chị lại muốn cho họ biết cảm giác của mình. Anh/ chị sẽ làm gì trong tình huống như vậy?Thầy/ Cô sẽ chọn một vài tình huống khó và có liên quan từ những tình huống điển hình mà sinh viêncủa thầy cô đã nộp. Sau đó, thầy/ cô sẽ phát cho sinh viên những tình huống này. Sinh viên sẽ làm việc theo nhóm để thảo luận và phân tích về các tình huống được giao (Bài tập nhóm), (là các vấn đề giao tiếp trong từng tình huống), đồng thời thảo luận về việc lý thuyết truyền thông đã học có thể sử dụng trong các tình huống này như thế nào. Sau đó, mỗi người sẽ viết một bài phân tích tình huống của riêng mình và nộp lại vào tuần tới (Phân tích tình huống). Mục tiêu cuối cùng của bài tập này là áp dụng lý thuyết vào trong tình huống cụ thể – nói cách khác là những vấn đề giao tiếp nào được nhắc đến trong các tình huống này? Những khái niệm nào gắn với các tình huống này? Lý thuyệt được áp dụng thế nào, và ta có thể phân tích tình huống như thế nào nếu dựa trên lý thuyết đó? (Để hiểu thêm về bài tập này, mời xem tại địa chỉ http://www.usm.maine.edu/~com/critical.htm)
  Đầu ra nào được đánh giá?   Cả hai loại nhật ký phản ánh và tình huống điển hình đều là phương pháp đánh giá phù hợp cho khai thác khả năng học sâu, trong đó, người học cần suy ngẫm để liên hệ lý thuyết với kinh nghiệm; tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực; để xem xét kỹ lưỡng kiến thức gặp phải; và để đánh giá hiệu quả của chính quá trình học tập. Bên cạnh việc thúc đẩysinh viênsuy nghĩ về mức độ liên quan của chủ đề học trên lớp, hai hình thức viết này sẽ cung cấp cho giáo viên manh mối về cách sinh viên (a) hiểu những gì họ đã được dạy và (b) có thể tận dụng thông tin.
  Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   Các tình huống (ví dụ 2) được rút ra từ nhiều kinh nghiệm thực tế của chính các thành viên trong lớp. Hơn nữa, đó còn là học bằng cách kiểm tra ‘Điều gì không hiệu quả với tôi?’ thay vì ‘Cuốn sách nói gì?’ Từ đó, sinh viên sẽ kiểm tra lý thuyết xem họ có thể hay không thể giải quyết các vấn đề trong thực tế.
  Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này??   Viết nhật ký phản ánh không chỉ để đánh giá, mà về bản chất, nó còn có giá trị cho việc học sâu. Nó cho thấy khả năng đánh giá của sinh viên về sự liên quan của nội dung được dạy và khả năng phản ánh dựa trêntrải nghiệm của mình, sử dụng kiến thức đã học. Trên thực tế, viết nhật ký phản ánh là một phương tiện tuyệt vời để đạt được và đánh giá các thuộc tính trong Mục tiêu chiến lược 1. Hãy hình dungcác bài tập sau đây: viết nhật ký ghi lại các tình huống điển hình về khả năng lãnh đạo;viết nhật ký học tập trong khi sinh viên học về tôn vinh văn hóa;hoặc viế nhật ký trên mạng về các sự kiện quan trọng trên thế giới? Viết nhật ký phát triển kỹ năng học tập suốt đời. Trong khi nhiều người thành đạt đã duy trì việc viết nhật ký học tập trong suốt cuộc đời họ thì cũng có những người chia sẻ nhật ký của mình với cộng đồng của họ thông qua Internet.Khi sinh viên chia sẻ và bình luận về nhật ký của nhau như trong hai ví dụ trên, đó là lúc việc học hợp tác được đẩy mạnh. Sinh viên học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ bạn của mình thông qua các cuộc thảo luận và nhận xét.Sinh viên có thể thu được những kiến thức quý báu về quá trình học tập, nhận ra được điểm mạnh và yếu của mình, cũng như mức độ hiệu quả của chiến lược học tập của bản thân. Từ đó, các em sẽ có khả năng hơn trong việc lập kế hoạch đối với những khó khan sắp tới trong việc học.    


Thuyết trình chuyên đề
Mô tả Sinh viên làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, tìm hiểu một chủ đề có liên quan đến khóa học và thuyết trình những thông tin mình đã thu thập được dưới dạng một buổi hội thảo. Ngoài ra còn có những biến thể khác của thuyết trình chuyên đề. Mặc dù các loại chuyên đề có thể giống nhau về hình thức nhưng lại có rất nhiều lựa chọn cách thức chấm điểm khác nhau. Ví dụ có thể các lựa chọn khác nhau cho các câu hỏi sau đây: Ai là người chấm điểm? – Chỉ giáo viên chấm? hay bạn học chấm? Giám khảo bên ngoài chấm? hay người học T\tự đánh giá?Các khía cạnh để chấm điểm là gì? – Chỉ chấm nội dung? Hay chấm cả các kĩ năng khác như giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày có đẹp không, v.v.?Cần chấm điểm như thế nào? – Chấm điểm theo nhóm? Chấm điểm theo nhóm và theo cá nhân?
  Ví dụ 1   Các tiêu chí chấm điểm thuyết trình Thuyết trình 45 phút về một chủ đề liên quan đến khóa học này. Anh/ Chị sẽ được đánh giá theo các tiêu chí sau – tổ chức bài thuyết trình, phong cách trình bày, việc sử dụng các phương tiện truyền thông, độ sâu của nội dung, độ chính xác của nội dung, việc sử dụng ngôn ngữ (ngữ pháp, lựa chọn từ ngữ, tính khách quan, v.v.), ngoại hình cá nhân và tương tác với khán giả.
Ví dụ 2 Tiêu chí chấm điểm trình bày poster Trình bày nghiên cứu của anh/chị trên một bảng poster khổ 15cm x 7,5cm. Anh/ Chị sẽ được châm điểm theo các tiêu chí sau – tổng quan poster, khoảng trắng, cân bằng văn bản / đồ họa, kích thước văn bản, việc sắp xếp các thông tin, nhận dạng tác giả, mục tiêu nghiên cứu, ý chính và tóm tắt.
  Chuẩn đầu ra nào được đánh giá?   Hình thức này mở rộng phạm vi đánh giá của thầy cô về chuẩn đầu ra học tập dự kiến. Thông thường, chúng ta chỉ đánh giá khả năng xây dựng kiến thức khai báo của sinh viên trong các buổi chuyên đề và thuyết trình; tuy nhiên, chúng ta cần nhớrằng thuyết trình cũng là một phương pháp tuyệt vời để đánh giá các kỹ năng khác như giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ, làm việc nhóm, kiến thức chức năng (cách thực hiện một vấn đề), v.v. Chẳng hạn, tiêu chí đánh giá của ví dụ 1 bao gồm nhiều kỹ năng chung, gồm kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp liên cá nhân, chất lượng của phương tiện trực quan và tài liệu phát ra.Các tiêu chí đánh giá của ví dụ 2 tập trung vào việc truyền đạt kết quả nghiên cứu và kỹ thuật thiết kế poster hiệu quả.
  Nhiệm vụ đặt ra phải mang tính thực tế như thế nào?   Chủ đề cần trình bày có thể mang tính thực tế nhưng cũng có thể không.Thuyết trình thường được sử dụng trong môi trương làm việc chuyên môn. Ví dụ, doanh nhân thường xuyên phải thuyết trình với khách hàng, thuyết trình về quản lý và thuyết trình về đào tạo.
  Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này?   Thuyết trình giúp đẩy mạnh tư duy sâu. Khi sinh viên phải truyền đạt một ý tưởng phúc tạp cho người khác trong một thời gian và không gian hạn chế, các em cần nghĩ cách để trình bày ý tưởng một cách minh bạch và cô đọng. Hầu hết các bài tập thuyết trình đều làm theo nhóm và khuyến khích việc học hợp tác.  
Thực tập
Mô tả Đối với các khóa học kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc trong phòng thí nghiệm hoặc công việc tại bệnh viên, đòi hỏi khả năng sử dụng và kiểm soát thiết bị, hoặc phát triển kỹ năng thể chất và kỹ năng tâm lý, rõ ràng cần phải đánh giá khả năng này thông qua các bài kiểm tra thực tế. Có hai đường hướng đánh giá các kỹ năng thực tế: Quan sát liên tục là cách tốt nhất đối với các khóa học có phần lớn chuẩn đầu ra dự kiến liên quan đến kỹ năng thực tế hoặc tâm lý ví dụ các khoá như: Nghệ thuật ẩm thực, Nghệ thuật biểu diễn, Nghệ thuật phòng thu, Các khóa học Kỹ năng lâm sàng, v.v. Bằng cách đánh giá từng quá trình hoặc sản phẩm, giáo viên có thể có được cái nhìn tổng thể tốt hơn về biểu hiện và khả năng của sinh viên. Hơn nữa, phản hồi có thể được đưa ra lập tức với mục đích cải thiện. Bất cứ khi nào có thể, loại đánh giá tổng hợp-tóm tắt liên tục này là lựa chọn tốt nhất đối với các khóa học kỹ năng thực tế.Thuyết minh tóm tắtlà một ví dụ về việc thuyết trình các kỹ năng thực tế cho một giám khảo đánh giá. Cách đánh giá này khá tương tự như làm một bài kiểm tra viết không được sử dụng tài liệu, ngoại trừ việc nó mang tính thực tế. Hình thức đánh giá này có thể không công bằng đối với những sinh viên đang trong tâm trạng xấu, hoặc với những em không chịu được áp lực thi cử, nhưng nó lại công bằng với những sinh viên khá giỏi. Tuy nhiên, nhiều bằng cấp nghề đòi hỏi loại kiểm tra năng lực này và sinh viên sẽ cần phải chuẩn bị thật kĩ.
  Ví dụ 1   Thực hành các thủ thuật lâm sàng Để hoàn thành các yêu cầu lâm sàng, anh/ chịcầnthực hiện thành công ít nhất 3 kinh nghiệm trong môi trường bệnh viện với 5 thủ thuật: (1) lấy máu tĩnh mạch; (2) chọc động mạch; (3) đặt ống thông bàng quang của nam và nữ; (4) khâu vết thương / chăm sóc vết thương; và (5) đường truyền tĩnh mạch. Sau đó nộplại biểu mẫu nhật ký hoàn thành công việc có chữ ký và ý kiến của y tá hoặc bác sĩ hướng dẫn.
  Ví dụ 2   Thực hành đánh giá thể chất Bài kiểm tra thực tế cuối cùng của anh/ chị kéo dài 30 phút, thực hiện việc đánh giá thể chất bệnh nhân. Đưa bệnh nhân của anh/ chị đến 10 phút trước trước khi bài kiểm tra bắt đầu. Anh/ Chị sẽ được yêu cầu thực hiện kiểm tra bụng, ngực / phổi và tim mạch. Ngoài ra, anh/ chị sẽ làm một bài kiểm tra thứ tư được chọn ngẫu nhiên bởi giám khảo. Các lựa chọn có thể bao gồm kiểm tra cơ xương khớp, kiểm tra thần kinh, kiểm tra mắt, hoặc kiểm tra đầu / tai / mũi / họng / cổ. Các tiêu chí đánh giá đã được đính kèm. Hãy nghiên cứu các tiêu chí này và thực hành trước kỳ thi. Anh/ Chị không được phép sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi.
  Ví dụ 3   Thực hành kĩ năng lâm sàng kèm giải thích(đây là biến thể của ví dụ 1 và 2.)  Thực hành các thủ thuật lâm sàng/ đánh giá thể chất. Trong khi anh/ chị thực hiện từng bước trong quy trình, hãy giải thích cho người giám sát giám khảo (1) những gì anh/ chị sắp làm (2) tại sao anh/chị đang làm những gì mình sẽ làm (3) trả lời bất kỳ câu hỏi nào từ người giám sát/ giám khảo.
    • Cả hai ví dụ 1 và 2 được thiết kế để đo lường phần lớn tri thức thủ tục – chủ yếu là thực hiện một chuỗi hành động dựa trên các tiêu chí đã cho. Bản thân các đánh giá không đo lường tri thức chức năng về chăm sóc bệnh nhân, mà chủ yếu là thể hiện sự hiểu biết.
  Ví dụ 3 gồm một phần giải thích cho các hành động mà sinh viên thực hiện. Việc “bình luận trực tiếp” này sẽ tiết lộ suy nghĩ của sinh viên đằng sau mỗi hành động và sẽ cho phép giám khảo đánh giá khả năng suy luận của họ.
  Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   •   Hiển nhiên là ví dụ 1 mang tính thực tế hơn ví dụ 2. Sinh viên thực hiện bài thi trên người bệnh thật trong một bệnh viện hoặc phòng khám thật. Em đó được đánh giá bởi một chuyên gia thực hành.
  Mặt khác, ví dụ 2 diễn ra trong một tình huống mô phỏng mà ở đó không xét đến các vấn đề phức tạp của một người bệnh trong một phòng khám thật. Tuy nhiên, cách đánh giá này đôi khi là hợp lý nhờ có công tác hậu cần tốt tạo điều kiện cho việc tiếp cận một cách thực tế hơn.
  Kiểu học nào được khuyến khích?   Thực hành và đánh giá lâm sàng khuyến khích phát triển các kỹ năng thực hành.
  Tuy nhiên, khi việc học tri thức khai báo tách biệt với việc học tri thức thủ tục sẽ dẫn đến nguy cơ làm việc mà không suy nghĩ. Trong những trường hợp như vậy, sinh viên hoạt động như một kỹ thuật viên chứ không phải là một chuyên gia. Vì vậy, việc sử dụng thực hành kèm giải thích nên được khuyến khích bất cứ khi nào có thể thực hiện được.  


Hồ sơ học tập
Mô tả Hồ sơ học tập là một tập hợp các bài làm liên quan đến khóa học được thực hiện bởi các sinh viên. Khi hồ sơ học tập được sử dụng để đánh giá kết quả khóa học, sinh viên được yêu cầu trình bày suy nghĩ bản thân trong đó họ phải tự đánh giá việc học của mình. Theo truyền thống, hồ sơ học tập được sử dụng để đánh giá việc học các môn khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể hữu ích trong bất kỳ môn học nào. Nói chung, có hai loại hồ sơ học tập– hồ sơ học tập bao quát và hồ sơ học tập chọn lọc. Khi học bạ được lưu trữ và trình bày dưới dạng điện tử, chúng được gọi là học bạ điện tử. Hồ sơ học tập bao quát là một bản tổng hợp đầy đủ tất cả các bài sinh viên đã làm trong một khóa học hoặc một chương trình. Nó có thể bao gồm các bài tập khác nhau như các bài báo, các dự án, bài tập về nhà, VCD của bài thuyết trình hoặc buổi biểu diễn, v.v … Sinh viên nên viết thêm một văn bản giải thích về mức độ quan trọng của từng mục trong hồ sơ. Khi làm như vậy, sinh viên suy nghĩ và nhận xét bài làm của chính họ, dẫn đến việc học sâu.Hồ sơ học tập chọn lọc là để phục vụ những mục đích cụ thể. Khi mục đích của hồ sơ học tập là để đánh giá mức độ đạt được của chuẩn đầu ra dự kiến, thì chỉ những bài làm tốt nhất và là minh hoạ điển hình cho chuẩn đầu ra đó sẽ được chọn vào hồ sơ học tập. Nếu mục đích là để thể hiện sự toàn diện, thì những bài làm thể hiện được nhiều thành tựu sẽ được chọn. Nếu mục đích là để minh họa quá trình đạt được đầu ra, thì các bản nháp hoặc các phiên bản bài làm theo thứ tự thời gian của quá trình ấy sẽ được chọn. Cũng giống như đã nói ở trên, sinh viên cần nộp thêm một bài viết trình bày suy ngẫm về quá trình học; điều này cần thiết để thúc đấy việc học theo tư duy bậc cao. Cần có giới hạn về số lượng bài trong học bạ, nếu không nó có thể bị quá tải và gây khó khăn cho việc chấm điểm.
  Ví dụ   Hồ sơ học tập chọn lọc môn viết Tiếng Anh Hồ sơ học tập môn viết là một bộ sưu tập các bài viết được sắp xếp hợp lý, gọn gàng mà cả giáo viên và sinh viên đều có thể sử dụng để đánh giá hiệu suất và nỗ lực của sinh viên trong khóa học này, và để đánh giá tiến độ của sinh viên với tư cách là một người viết. Lựa chọn và sắp xếp hồ sơ học tập môn viết sẽ giúp anh/ chị có cơ hội xem lại một số bài tập viết anh/ chị đã thực hiện trong khóa học, và giúp anh/chị suy ngẫm về những gì học được. Anh chị hãy viết những nhận xét mang tính chiều sâu của mình  ở phần giới thiệu củahồ sơ học tập. Điều này giúp tôi hiểu chính xác về những gì anh/ chị đã học được. Phần chỉnh sửa của các bài viết sẽ là bằng chứng cho nhừng gì các anh/ chị đã học được. Hồ sơ học tập cần nộp kèm theo một ghi chú dài 2-3 trang, trong đó anh/ chịhãy (1) trình bày suy ngẫm một cách chi tiết về những gì mình đã học về quá trình học viết và về bản thân với tư cách là một người viết trong học kỳ này; (2) xác định các tác phẩm anh/ chị đã chọn để đưa vào hồ sơ học tập và diễn giải lý do cho sự lựa chọn ấy: bao gồm giải thích chi tiết tại sao các lựa chọn ấy có thể đại diện cho sự tiến bộ của mình và lí do tại sao tác phẩm ấy là tôt nhất vớimình với tư cách là một người viết; (3) giải thích sự sắp xếp bài tập viết của mình: chúng được sắp xếp như thế nào, tại sao chúng được sắp xếp theo cách này mà không phải cách khác và anh/ chị hy vọng sự sắp xếp này sẽ có được những ảnh hưởng gì đến quá trình đánh giá? (Chuyển thể từ Kline, W.D. (1998). Học bạ assessment. Lấy từ:  http://www.umsl.edu/~klein/Học bạAssn.html)
Đầu ra nào   Hồ sơ học tập có thể được thiết kế để đánh giá hầu hết mọi đầu ra dự định.
được đánh giá? Các bài trình bày suy ngẫm luôn nằm trong khung đánh giá. Chúng giúp đánh giá các kỹ năng tư duy phê phán, phán đoán, học tập, giải thích và phân tích thông tin của sinh viên cũng như thái độ và hệ thống giá trị của họ.
  Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế như thế nào?   Các hồ sơ học tập thường xuyên thường các chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật thiết kế lưu giữ và trưng bày. Trong thực tế, chúng là bằng chứng hữu ích cho các thành tựu, kết quả của bất kì môn học nào. Bằng cách xây dựng một hồ sơ học tập chuyên môn trong những năm đại học, sinh viên có một sản phẩm sẵn sàng để giúp họ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
  Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này?   Hơn hết, hồ sơ học tập giúp sinh viên chịu trách nhiệm và làm chủ việc học tập của chính mình.Đây cũng là một trong những phương pháp tốt nhất để phát triển các kỹ năng học tập suốt đời (Mục tiêu chiến lược 1). Học tập suốt đời có tác dụng nhất khi một chuyên gia có thể thường xuyên suy ngẫm về hiệu suất công việc của mình để không ngừng cải thiện.  
Các kì thi
Mô tả Kiểm tra không phải là một phương pháp đánh giá, nhưng biểu thị một mục đích đánh giá. Các kỳ thi được sử dụng chủ yếu để chấm điểm hoặc chọn lựa. Chúng ta gọi hoạt động này, xét về khái niệm trong giáo dục, là đánh giá tổng kết. Nó có thể sử dụng nhiều phương pháp mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Các kỳ thi có thể có nhiều biến thể.Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu phạm vi các khả năng để thiết kế các kỳ thi tương thích với một nền giáo dục dựa vào chuẩn đầu ra và nền giáo dục lấy người học làm trung tâm. Bài kiểm tra của thầy cô nên theo hình thức nào –  mở sách, đóng sáchhay mang về nhà? Khi nào kỳ thi nên diễn ra – khi kết thúc học kì, hay trong suốt học kì? Đây là những câu hỏi chính mà chúng ta sẽ xem xét sau đây.
  Các ví dụ   Thi cuối kì Thi cuối kì được tổ chức ở cuối một môn học hoặc chương trình. Một số khóa học có một kỳ thi cuối kì lớn, và nó chiếm phần lớn điểm của khóa học. Kết quả của các kỳ thi cuối kỳ thường quyết định liệu sinh viên có thể học sang giai đoạn tiếp theo, họ có đủ điều kiện đề tham gia vào nghành nghề hay không, hay giúp phân loại các loại bằng cấp, v.v. Đánh giá liên tục là một cách thay thế cho các kỳ thi cuối kì. Trong đánh giá liên tục, điểm số của sinh viên được quyết định bằng cách tổng hợp sự thể hiện trong các bài thi, bài kiểm tra và các hoạt động đánh giá khác được thực hiện trong suốt học kỳ hoặc chương trình. Thi mở sách, Thi đóng sách, Thi mang về nhà Khi lập kế hoạch cho kì thi, thầy cô thường phải suy nghĩ về thời gian và tài liệu tham khảo nên được cung cấp cho sinh viên. Kiểm tra đóng sách là phương thức đánh giá truyền thống. Sinh viên không được phép mang bất kỳ tài liệu tham khảo nào vào kỳ thi. Họ thường được chọn các câu hỏi thi và dựa vào trí nhớ của mình để trả lời các câu hỏi ấy trong một khoảng thời gian giới hạn. Các kỳ thi chuyên môn và tuyển chọn bên ngoài thường là thi đóng sách và có tính chất khách quan (trắc nghiệm và câu trả lời ngắn).Kiểm tra mở sách ngày càng trở nên phổ biến ở cấp độ đại học. Trí nhớ đóng vai trò ít nổi bật hơn trong hình thức đánh giá này, vì sinh viên có thể sử dụng tài liệu tham khảo trong kỳ thi. Tuy nhiên, sinh viên vẫn được yêu cầu làm bài trong một thời gian giới hạn.Kỳ thi tại nhà giảm đáng kể cả yếu tố trí nhớ và thời gian trong đánh giá. Sinh viên có quyền truy cập vào tài liệu tham khảo, nhưng không đươc nhận sự hỗ trợ từ người khác. Họ phải hoàn thành kỳ thi trong một thời gian nhất định (thường là qua đêm hoặc cuối tuần). Bản chất của các câu hỏi trong bài kiểm tra tại nhà không nên có tính chất gợi nhớ (ví dụ: câu hỏi trắc nghiệm), vì như vậy quý thầy cô sẽ chỉ khuyến khích việc sao chép mà thôi.
  Đầu ra nào được đánh giá?   Vì tính chất chỉ có một lần của kì thi cuối kì, nó chỉ có thể nắm bắt được một cách chung chung thành tích của sinh viên tại một thời điểm cụ thể. Nếu sinh viên không làm được ở mức tốt nhất vào ngày thi đó vì bất cứ lí do gì, thì phép đo sẽ không phản ánh chính xác việc học của sinh viên được.  
  Các bài kiểm tra đóng sách có tính chất khách quan (ví dụ: trắc nghiệm) chủ yếu đo lường sự nhớ lại và sự hiểu biết ở mức độ thấp về các sự kiện. Tuy nhiên, các câu hỏi mở có thể đánh giá mức độ ứng dụng và giải thích kiến thức cũng như các kĩ năng phân tích và đánh giá của sih viên.  
Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế thế nào?   Các kì thi, do tính chất nhân tạo của chúng, không phải là hoạt động đánh   giá chân thực.
  Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này?   Không thể phủ nhận rằng kỳ thi mang một hàm nghĩa rất tiêu cực, đặc biệt là ở Hồng Kông. Với gánh nặng này, ngay cả kỳ thi được thiết kế tốt nhất cũng sẽ tạo ra hành vi không mong muốn từ phía một số người học. Do tính tất yếu của các kỳ thi trong môi trường đánh giá ngày nay, điều quan trọng là phải xem xét tất cả những điều này khi lập kế hoạch đánh giá.Một kỳ thi cũng sẽ thúc đẩy mối quan hệ quyền lực không lành mạnh giữa giáo viên và sinh viên. Thay vì nhận thức giáo viên là người hướng dẫn và huấn luyện trong cuộc sống học tập, một giáo viên có thể được coi là người nắm quyền sinh sát của cuộc đời học thuật của sinh viên.  
Đánh giá đồng cấp và tự đánh giá
Mô tả Trong việc thiết kế kế hoạch đánh giá của quý thầy cô, thầy cô cũng có thể quyết định ai là người thực hiện đánh giá. Cho đến nay, chúng ta luôn nghĩ rằng giáo viên là người chịu trách nhiệm đánh giá. Tuy nhiên, đối với tất cả các phương pháp đánh giá mà chúng ta đã thảo luận ở trên, quý thầy cô cũng có các tùy chọn đánh giá đồng cấp và tự đánh giá. Đánh giá đồng cấp là đánh giá sinh viên bởi các sinh viên khác. Khi ngày càng có nhiều hoạt động nhóm hoặc làm việc nhóm được sử dụng trong các trường đại học, đánh giá đồng cấp ngày càng trở nên phổ biến. Đánh giá đồng cấp có thể được thực hiện với mục đích tổng kết hoặc với mục đích cải thiện theo quá trình. Đánh giá đồng cấp với mục đích cải thiệntheo quá trình có liên quan đến việc sinh viên đưa ra phản hồi cho nhau để cải thiện việc học. Việc cung cấp phản hồi được thực hiện trong lớp hoặc trực tuyến để sinh viên đưa ra phản hồi về sự biểu hiện của nhau dựa trên một bộ tiêu chí nhất định. Đánh giáđồng cấp với mục đích tổng kết liên quan đến việc sinh viên chấm điểm các bài làm của nhau. Có rất nhiều cách để thực hiện điều này. Trong một bài tập viết, mỗi sinh viên có thể chấm điểm cho một bạn khác dựa trên một phiếu điểm mà quý thầy cô cung cấp cho lớp. Trong một bài thuyết trình, thầy cô có thể sử dụng một hình thức chấm điểm đánh giá đồng cấp. Trong một dự án nhóm, thầy cô có thể yêu cầu các sinh viên trong một nhóm bàn bạc và chia điểm cho nhau dựa trên sự đóng góp của từng người trong nhóm. Điểm đánh giá đồng cấp thường đóng vai trò hỗ trợ bổ sung cho điểm của giáo viên trong đánh giá tổng kết.   Tự đánh giá là việc người học tự đưa ra đánh giá cho chính mình. Để thực hiện tự đánh giá một cách có ý nghĩa, thầy cô cần cung cấp cho sinh viên các tiêu chí rõ ràng để các em có thể tự đánh giá. Điều này có thể ở dạng một phiếu các đầu mục khác nhau. Một khi các sinh viên nắm được các tiêu chí chấm điểm, các em có thể liên tục đánh giá biểu hiện của chính mình và tự cải thiện. Hầu như tất cả hình thức tự đánh giá đều có mục đích  tính cái thiện theo quá trình.  
  Đầu ra nào được đánh giá? Đánh giá đồng cấp và tự đánh giá có thể thực hiện trong bất kì phương pháp đánh giá nào được mô tả trước đó. Một lần nữa, trọng tâm là làm rõ ràng các đầu ra được đánh giá và làm rõ tiêu chí chấm điểm bài làm của sinh viên bằng cách sử dụng phiếu điểm.
  Nhiệm vụ đặt ra mang tính thực tế thế nào?   Đánh giá đồng cấp và tự đánh giá là một phần của việc thực hành quản lý nguồn nhân lực hiện đại. Sinh viên khi đi làm sẽ phải làm quen với việc đánh giá người khác và được người khác đánh giá.
  Hình thức học tập nào được khuyến khích thông qua hoạt động đánh giá này?   Tự đánh giá khuyến khích người học chủ động nắm bắt và chịu trách nhiệm cho việc học của chính mình – phẩm chất của người học suốt đời.Đánh giá đồng cấp khuyến khích học hợp tác. Tâm lý học giáo dục cho ta biết rằng kiến thức được xã hội hóa trước khi nó được tiếp thu. Các hoạt động đánh giá đồng cấp giúp gắn kết người học với nhau thành một cộng đồng học tập. Thông qua các cộng đồng chính thức và không chính thức tạo ra kiến thức, sinh viên sẽ phát triển thành người học suốt đời.  

Reference

Gibbs, G. (1995). Assessing Student-Centred Courses. Oxford: Oxford Centre for Staff Development.

Huba, M.E., & Freed, J.E. (2000). Learner-Centred Assessment on College Campuses: Shifting the Focus from Teaching to Learning. Boston: Allyn & Bacon.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *