Học tập thích ứng (Adaptive learning)
Học tập thích ứng (Adaptive learning): là một quy trình giáo dục trong đó các phương pháp và tài liệu giảng dạy được chuẩn bị theo hướng phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người học. Công nghệ thường là phương tiện để thực hiện quy trình này, bởi các phần mềm có thể thay đổi các bài tập, câu hỏi và nội dung một cách dễ dàng dựa trên các câu trả lời và hành động trước đó mà người học đã đưa ra.
Ứng dụng (Web Applications)
Ứng dụng (Web Applications): Một chương trình/phần mềm được người dùng tải xuống thiết bị di động để sử dụng cho những mục đích cụ thể.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence): là các lý thuyết và việc phát triển hệ thống máy tính để thực hiện các nhiệm vụ vốn đòi hỏi trí thông minh của con người, như nhận thức trực quan, nhận dạng giọng nói, ra quyết định và chuyển ngữ (dịch thuật).
Thực tế tăng cường (Argumented Reality)
Thực tế tăng cường (Argumented Reality): Công nghệ đưa hình ảnh do máy tính tạo ra vào chế độ nhìn của người dùng về thế giới thực (qua các thiết bị chuyên dụng), từ đó tạo ra chế độ xem tổng hợp (kết hợp hình ảnh của đối tượng ảo và các hình ảnh thế giới thực).
Blended Learning
Blended Learning: Một hình thức giảng dạy kết hợp, hoặc pha trộn giữa học tập trên lớp và học tập trực tuyến. Việc giảng bài diễn ra thông qua cả tương tác thực của giảng viên và trên các thiết bị tin học (máy tính, điện thoại thông minh …).
Bring Your Own Device
Mang theo thiết bị của riêng bạn (Bring Your Own Device): Một hoạt động khuyến khích người học mang các thiết bị di động của mình vào lớp học để thực hiện các mục đích của lớp học, trái ngược với việc sử dụng các thiết bị do nhà trường cấp
Quản lý lớp học (Classroom Management)
Quản lý lớp học (Classroom Management): là các kỹ thuật nghiệp vụ và phương pháp tâm lý được giáo viên sử dụng để giảm thiểu sự gián đoạn trong lớp học và tối đa hóa môi trường học tập
Học tập hợp tác (Collaborative Learning)
Học tập hợp tác (Collaborative Learning): Hoạt động học tập cho phép các nhóm sinh viên làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề, hoàn thành một nhiệm vụ hoặc tạo ra một sản phẩm.
Course Management System
Hệ thống quản lý học phần (Course Management System – CMS) hoăc Hệ thống quản lý nội dung (Content Management System): là các hệ thống ứng dụng (thường là nền tảng web) cho phép giáo viên và sinh viên chia sẻ các tài nguyên số để để tổ chức thảo luận trong lớp, quản lý tài liệu học tập, làm bài tập về nhà, lập lịch trình học tập.
Lớp học kỹ thuật số (Digital Classroom)
Lớp học kỹ thuật số (Digital Classroom): là mô hình lớp học chủ yếu hoặc hoàn toàn dựa vào các thiết bị và phần mềm thay vì giấy và bút. Lớp học này thường được thực hiện thông qua một thiết bị điện toán trung tâm, như máy tính xách tay hoặc máy tính bảng, và một số phần mềm và ứng dụng trực tuyến
Kể chuyện kỹ thuật số (Digital Storytelling)
Kể chuyện kỹ thuật số (Digital Storytelling): Sử dụng các công cụ công nghệ để kể những câu chuyện thú vị có tính chất giáo dục
Công nghệ giáo dục (Educational Technology)
Công nghệ giáo dục (Educational Technology): Bất kỳ loại công nghệ nào được giáo viên hoặc nhà trường sử dụng cho mục đích giáo dục đều có thể gọi là công nghệ giáo dục. CN giáo dục còn được viết gọn là “edtech.”
E-Learning
E-Learning: Môi trường học tập trên nền tảng Internet cho phép người dạy và sinh viên tương tác tự do trên các trang web và hệ thống quản trị học tập trực tuyến của nhà trường.
Thực tế ảo (Virtual Reality)
Thực tế ảo (Virtual Reality): Một mô phỏng do máy tính được tạo ra bởi hình ảnh hoặc môi trường ba chiều có thể được tương tác theo cách như thật, hoặc tương tác thực thông qua sử dụng thiết bị điện tử đặc biệt, chẳng hạn như mũ VR có màn hình bên trong, hoặc găng tay được trang bị cảm biến
Cơ chế trò chơi (Gamification)
Cơ chế trò chơi (Gamification): Là việc áp dụng cơ chế trò chơi vào một hoạt động học tập cụ thể. Ví dụ, các cơ chế trò chơi thường được áp dụng gồm: xác định mục tiêu, trao tặng danh hiệu, thúc đẩy cạnh tranh, rèn luyện kỹ năng phản ứng tức thời, và gia tăng độ khó của thử thách
Lớp học ảo (Virtual Classroom)
Lớp học ảo (Virtual Classroom): Không gian trực tuyến nơi sinh viên và giảng viên tương tác
Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom)
Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom): Một hình thức học tập kết hợp, theo đó sinh viên tự mình tiếp cận học liệu và bài giảng (thường ở dạng video) trước ở nhà, sau đó tham gia các hoạt động học tương tác trực tiếp trên lớp học
Google Classroom
Google Classroom: Nền tảng học tập tích hợp được Google phát triển cho các trường học nhằm mục đích đơn giản hóa việc tạo lập, triển khai và phân loại bài học, kiểm tra đánh giá mà không cần in ấn.
Học tập cá thể hoá (Individualized Learning)
Học tập cá thể hoá (Individualized Learning): là phương pháp giảng dạy trong đó nội dung, công nghệ giảng dạy và khối lượng học tập được cung cấp dựa trên khả năng, nhu cầu và sở thích của mỗi người học.
Infographic
Infographic: là một dạng hình ảnh trực quan (ví dụ: biểu đồ hoặc sơ đồ) được sử dụng để thể hiện thông tin hoặc dữ liệu, phục vụ việc trực quan hoá các khái niệm và nội dung giảng dạy.
Mô hình TPACK
TPACK (Công nghệ/Technology, Sư phạm/Pedagogy, và Tri thức nội dung/Content Knowledge): Một mô hình về sự tương tác và phối hợp gữa công nghệ, hoạt động sư phạm, và nội dung giảng dạy. Mô hình này thường được vẽ dưới dạng sơ đồ Venn gồm ba vòng tròn giao nhau.
Công nghệ giảng dạy (Instructional Technology)
Công nghệ giảng dạy (Instructional Technology): Một thành phần của công nghệ giáo dục, tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng công nghệ cho mục đích giảng dạy, mặc dù các thuật ngữ này đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau
Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System/LMS)
Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System/LMS): là một phần mềm quản lý, phân tích và điều hành các môn học và chương trình đào tạo. Hệ thống này thường bao gồm các chức năng như: đăng ký sinh viên, quản lý chương trình giảng dạy, quản lý kỹ năng và năng lực và các tính năng báo cáo. Hầu hết các hệ thống LMS hiện đại đều dựa trên nền tảng web.
Massive Open Online Course (MOOC)
Massive Open Online Course (MOOC): là một loại khóa học trực tuyến bao gồm các bài giảng video, tài liệu đọc, hệ thống bài tập và cộng đồng sinh viên tương tác trên nền tảng trực tuyến
Học tập di động (m-learning)
Học tập di động (m-learning): Hoạt động giáo dục và đào tạo được thực hiện thông qua các thiết bị máy tính cầm tay như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng
Tài nguyên giáo dục mở (Open Education Resource/OER)
Tài nguyên giáo dục mở (Open Education Resource/OER): Các tài liệu giáo dục trực tuyến có thể truy cập tự do và được cấp phép công khai cho cộng đồng sử dụng. Những tài liệu này có thể là các khóa học trực tuyến, bài giảng, bài tập về nhà, bài tập lớn, câu hỏi, mô phỏng tương tác, trò chơi, v.v
Phần mềm nguồn mở (Open Source Software)
Phần mềm nguồn mở (Open Source Software): là phần mềm được cung cấp miễn phí và được cấp phép công khai. Các lập trình viên khác nhau có thể cùng phát triển phần mềm gốc hoặc tạo các phiên bản của riêng họ.
Học tập dựa trên dự án (Project Based Learning)
Học tập dựa trên dự án (Project Based Learning/PBL): Một phương pháp giảng dạy dựa trên ý tưởng “học thông qua làm”. Sinh viên triển khai một hoạt động thực tiễn thực tế gắn với các khái niệm hoặc nội dung họ đang học. Học tập PBL có thể thu hút sự tích cực tham gia học tập của người học
Học tập dựa trên dự án (Project Based Learning)
Học tập dựa trên dự án (Project Based Learning/PBL): Một phương pháp giảng dạy dựa trên ý tưởng “học thông qua làm”. Sinh viên triển khai một hoạt động thực tiễn thực tế gắn với các khái niệm hoặc nội dung họ đang học. Học tập PBL có thể thu hút sự tích cực tham gia học tập của người học
Mã QR
Mã QR: Tương tự như mã vạch, có thể chỉ dẫn tới hầu hết mọi loại văn bản, liên kết hoặc nguồn thông tin