TIẾN HÀNH MỘT GIỜ HỌC (GIẢNG DẠY TƯƠNG TÁC)

TIẾN HÀNH MỘT GIỜ HỌC (GIẢNG DẠY TƯƠNG TÁC)

Các bài giảng rất hữu ích trong việc truyền đạt kiến thức ở các cấp độ cơ bản của thang đo Bloom phiên bản mới, tức là ở cấp độ ghi nhớ và hiểu. Các bài giảng có thể cho thấy các chuyên gia trong một lĩnh vực nghĩ như thế nào, cách họ tiếp cận các câu hỏi và cách họ cố gắng giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, trong các bài giảng truyền thống, sinh viên hầu hết là thụ động và khoảng thời gian tập trung chú ý của các em giảm đáng kể sau 15 đến 20 phút. Bài giảng truyền thống có thể không phù hợp với mức độ nhận thức cao hơn, cụ thể là cấp độ áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Nghiên cứu trong giảng dạy và học tập cho thấy học sinh học tốt nhất bằng cách tham gia học tập chủ động hơn là các hoạt động học tập thụ động. (Chi, 2014).

Các bài giảng có thể được tiến hành dưới hình thức tương tác để khuyến khích sinh viên tham gia giờ học một cách chủ động. Các bài giảng tương tác được thiết kế trong đó giáo viên kết hợp các hoạt động học tập trong suốt bài giảng để sinh viên tham gia theo cách cho phép họ tương tác trực tiếp với tài liệu giảng dạy.

Dưới đây là một số thủ thuật để đưa ra một bài giảng hiệu quả và mang tính tương tác:

  1. Tránh các slide bài giảng quá nhiều chữ: Điều này dẫn đến cả bạn và học sinh của bạn có xu hướng đọc các slide.
  2. Lựa chọn các ví dụ một cách cẩn thận: Một ví dụ cụ thể, phù hợp (quen thuộc và có ý nghĩa với sinh viên) có thể giúp ích nhiều hơn so với các đoạn mô tả trừu tượng hoặc thiên về lý thuyết.
  3. Sử dụng đa phương tiện và công nghệ phong phú khác nhau để hỗ trợ bài giảng của bạn (ví dụ: clip âm thanh, video, trang web, minh họa mẫu và thử nghiệm).
  4. Tạo cơ hội cho sinh viên thảo luận và giảng dạy lẫn nhau: Đây là một trong những chiến lược giảng dạy có tác động tốt nhất. Nó phá vỡ sự thụ động và thu hút học sinh suy nghĩ, định hình lại và giải thích các khái niệm bài học bằng từ ngữ của chính các em. Hoạt động này có thể được giới thiệu mà không phải cần quá nhiều nỗ lực, có thể bằng cách (a) mời sinh viên dạy cho bạn ngồi cạnh mình, tiếp đó, cả lớp tham gia thảo luận  nhanh về các điểm bất đồng hoặc nhầm lẫn hoặc các câu hỏi có thể phát sinh;  hoặc (b) tạm dừng tại các thời điểm khác nhau trong bài giảng để cho sinh viên làm việc theo cặp để thảo luận và điều chỉnh lại ghi chú bài giảng của mình mà không cần giáo viên cung cấp kiến thức.
  5. Sử dụng các câu đố phổ biến thường xuyên trong lớp: Chúng có thể được tạo dễ dàng trên eLearn hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên EdTech khác. Các câu đố này thu hút sinh viên tham gia thực hành những gì vừa được học và nhận được phản hồi về mức độ hiểu bài của các em bao gồm cả cá nhân cũng như liên hệ mức độ hiểu bài so với các bạn học cùng.
  6. Quản lý các kiểu sinh viên khác nhau: Dưới đây là một số thủ thuật về cách xử lý các nguyên mẫu phổ biến của sinh viên mà bạn có thể gặp trong lớp học tại trường ĐH Quản Lý Singapore (SMU):

1. Kiểu sinh viên thích chống đối: Nếu một sự cố xảy ra một lần, hãy tránh đối đầu công khai với sinh viên chống đối đó trước lớp; hãy ghi nhận vị trí của sinh viên đó thông qua việc chỉnh sửa lại lời nói theo cách không phán xét; hãy mời sinh viên đó tiếp tục thảo luận sau giờ học để bài học có thể được tiếp tục vì lợi ích chung của tất cả mọi người trong lớp. Nếu sự việc chống đối tiếp tục xảy ra, nó sẽ giúp người giáo viên cần tìm cách hiểu và giải quyết nguyên nhân sâu xa của sự việc càng tỉ mỉ càng tốt bằng cách nói chuyện riêng với các bên liên quan; giữ cho cuộc thảo luận tập trung vào các hành động khách quan hơn là những suy diễn chủ quan về những gì các hành động đó thể hiện, ví dụ: Nên nói rằng “Tôi nhận thấy em đã không trả lời khi được gọi trong vài bài học gần đây. Có vấn đề gì không?”, thay vì nói “Thật là thiếu tôn trọng và khó chịu cho tôi và các bạn của em khi em không trả lời hoặc thậm chí không thừa nhận khi được gọi lên trong lớp.”

2. Kiểu sinh viên tỏ ra cái gì cũng biết: Có một vài thủ thuật bạn có thể sử dụng để kiểm tra hoặc tiếp cận kiểu sinh viên như vậy, ví dụ: mời sinh viên đó tóm tắt ý kiến chia sẻ của em đó, hoặc để giải thích cơ sở hoặc quá trình lý luận của em đó, hoặc để liên hệ ý kiến đóng góp của sinh viên đó với các bạn đưa ý kiến trước đó. Bạn có thể muốn tránh can thiệp cho đến khi bạn có cơ hội điều tra xem nó có phải là một kiểu hành vi nhất quán, lặp đi lặp lại trong các giờ học hay không và cảm nhận được cảm giác của các sinh viên khác đối với hành vi đó. Trước khi thực hiện các đề xuất đã nói ở trên, hãy nói chuyện riêng với sinh viên đó để giải thích ý định của bạn trong việc tiếp cận theo cách này, và cụ thể là bạn hy vọng sinh viên đó cần phát triển kỹ năng tóm tắt và có thể chắt lọc vấn đề một cách chính xác và cô đọng.

3.Kiểu sinh viên hay chen ngang: Hãy mời những sinh viên này kiềm chế suy nghĩ của mình hoặc ghi lại câu hỏi hoặc ý kiến của các em ở đâu đó. Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp bằng việc cho phép người khác phát biểu đầy đủ quan điểm của bản thân. Hãy chắc chắn luôn theo dõi những người hay chen ngang để đảm bảo rằng sinh viên đó và những gì em đó muốn nói không bị bỏ qua.

4. Người quan sát lặng lẽ: Những sinh viên ít nói hơn có thể cần bạn giải thích và hỗ trợ thêm để có thể tham gia vào giờ học. Một số sinh viên học hỏi và đóng góp ý kiến tốt nhất khi các em có cơ hội suy nghĩ thấu đáo một vấn đề. Đối với những sinh viên như vậy, sẽ rất hữu ích khi cung cấp trước cơ hội để sinh viên đó được cân nhắc, suy nghĩ vấn đề, ví dụ: gửi email trước về các vấn đề bạn sẽ nói trước lớp và chuẩn bị riêng một số sinh viên mà bạn dự định gọi trong giờ học, sử dụng kỹ thuật suy ngẫm-làm việc theo cặp- chia sẻ, thông báo cho các sinh viên mà bạn tình cờ nghe thấy có khả năng đưa ra các ý kiến tốt trong các cuộc thảo luận rằng bạn muốn các em đó chia sẻ với lớp sau hoạt động đó. Bạn cũng có thể xem xét cung cấp cho các chế độ đóng góp phi ngôn ngữ thay thế, chẳng hạn như các diễn đàn thảo luận.

5. Kiểu sinh viên hay đi muộn: Nếu đây có thể là một vấn đề đối với bạn, hãy nêu rõ lập trường của bạn về sự đúng giờ và tính chuyên nghiệp, kèm theo một hình phạt nếu sinh viên đến muộn. Trợ giảng của bạn có thể giúp bạn theo dõi và ghi chép. Để giúp cho biện pháp này bớt khắt khe, bạn có thể đề ra một thời gian chiếu cố nhất định trong một tuần. Bạn cũng có thể yêu cầu sinh viên có lý do hợp lý thông báo cho bạn hoặc trợ giảng của bạn trước ít nhất 1 ngày.

6. Kiểu sinh viên hay xin về sớm: Tương tự như vậy, bạn có thể xem xét việc yêu cầu sinh viên thông báo cho bạn ít nhất 1 ngày trước khi có nhu cầu về sớm. Điều này sẽ ngăn cho những sinh viên quyết định rời đi một cách tùy hứng. Bạn cũng có thể xem xét kết hợp một bài kiểm tra hoặc cuộc thăm dò đều đặn cuối buổi học để tính vào việc điểm danh sinh viên tham gia lớp học.

Trường ĐH Quản lý của Singapore cũng sử dụng các đường hướng giảng dạy khác (ví dụ SMU-X và Dạy học theo phương pháp tình huống) và các chiến lược giảng dạy để tạo ra trải nghiệm học tập cá nhân, hợp tác và gần gũi với đời thực. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng các chiến lược và kỹ thuật học tập chủ động vốn chưa mang lại hiệu quả trong các phòng hội thảo SMU thông thường, bạn có thể xem xét các địa điểm bằng phẳng với bàn và ghế di động như lớp học, SIS B1.1 hoặc SMU-X Active Learning Classroom 3.1. Các quan điểm bày tỏ sở thích về địa điểm được thực hiện thông qua Văn phòng Đăng ký, thông qua email “Khảo sát ưu tiên trong Giảng dạy” thường xuyên được gửi trong nhiệm kỳ trước.

Nếu bạn có kế hoạch sử dụng các chiến lược và kỹ thuật học tập tích cực/chủ động mà các cách thức này có thể không hiệu quả trong các phòng hội thảo thông thường của trường SMU, bạn có thể cần xem xét các địa điểm khác có mặt bằng tốt hơn với bàn và ghế di động như trong các lớp học, SIS B1.1 hoặc Lớp học 3.1 SMU-X Active Learning. Địa điểm học ưu tiên có thể được xem xét thông qua email Khảo sát Ưu tiên Giảng dạy thường xuyên được Văn phòng Đăng ký gửi cho các giảng viên từ học kì trước đó.

Bibliography

  1. Chi, M. T., & Wylie, R. (2014). The ICAP framework: Linking cognitive engagement to active learning outcomes. Educational Psychologist, 49(4), 219-243.
  2. Schmidt, H. G., Cohen-Schotanus, J., Van Der Molen, H. T., Splinter, T. A., Bulte, J., Holdrinet, R., & Van Rossum, H. J. (2010). Learning more by being taught less: a “time-for-self-study” theory explaining curricular effects on graduation rate and study duration. Higher Education, 60(3), 287-300.
  3. Schmidt, H. G., Wagener, S. L., Smeets, G. A., Keemink, L. M., & van der Molen, H. T. (2015). On the use and misuse of lectures in higher education. Health Professions Education, 1(1), 12-18.

Nguồn: https://cte.smu.edu.sg/approach-teaching/interactive-delivery

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *