
Tổ chức giảng dạy học phần ‘Khởi nghiệp’ cho sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (VNU LMS)
Tổ chức giảng dạy học phần “Khởi nghiệp” cho sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến VNU LMS là 1 trong 10 sản phẩm đạt Giải thưởng Đổi mới giảng dạy tại ĐHGQHN 2021 (VNU Teaching Awards 2021), chủ đề “Linh hoạt – Mẫu mực – Sáng tạo (LMS) trong tổ chức dạy học”. Giải thưởng Đổi mới giảng dạy tại ĐHGQHN 2021 nhằm khuyến khích giảng viên sử dụng hiệu quả các công cụ, ứng dụng công nghệ, hệ thống quản lý học tập trực tuyến VNU LMS (tại địa chỉ http://lms.vnu.edu.vn) và các hệ thống tương đương để tổ chức hoạt động dạy học theo tiếp cận giáo dục kết hợp (Blended Learning), thể hiện được tính linh hoạt, chuẩn mực và sáng tạo trong tổ chức dạy học.
- Tên sản phẩm(SP02): Tổ chức giảng dạy học phần “Khởi nghiệp” cho sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến VNU LMS
- Hạng mục dự thi: Sản phẩm dự thi Hạng mục 1: “Tổ chức giảng dạy học phần xuất sắc trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)” (The Best Courses on LMS)
- Tên tác giả/ nhóm tác giả:
- TS. Trần Thị Huyền Nga – Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải – Chủ nhiệm Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- TS. Lê Thanh Huyền – Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN
- ThS. Phan Hồng Giang – GV thỉnh giảng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- TS. Vũ Ngọc Huy – Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN
4. Mô tả hoạt động thực hành giảng dạy
Căn cứ thực hiện
Lớp học phần Khởi nghiệp được mở ra cho các bạn sinh viên K66, năm thứ nhất, ngành Khoa học học và Công nghệ thực phẩm trong năm 2021. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên triển khai hỗ trợ cho các học phần được giảng dạy trên nền tảng LMS của ĐHQGHN. Nhóm giảng dạy được tham gia lớp tập huấn cho giảng viên về đổi mới giảng dạy trong dạy học trực tuyến trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến của ĐHQGHN (VNU LMS) do ĐHQGHN tổ chức.
Bối cảnh thực hiện
Dịch bệnh Covid khiến các trường phải triển khai dạy học trực tuyến hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, ĐHQGHN và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời, mở các khoá học, các chương trình triển khai tập huấn cho cán bộ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho cán bộ và sinh viên tiếp cận với giáo dục 4.0 và dạy học trực tuyến. Chủ chương đổi mới sáng tạo trong giảng dạy đại học đáp ứng chuẩn đầu ra và thích ứng với sụ phát triển của xã hội và cồn nghệ đã thúc đẩy các giảng viên tự học và thực hành các phương pháp dạy học trực tuyến tích cực, hiệu quả.
Nội dung thực hiện
Nhóm giảng viên đã tổ chức lớp học Khởi nghiệp 1 (2,3,4), mã học phần EVF20391 cho 98 sinh viên năm thứ 1, lớp K66 ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm, Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên trên nền tảng học tập trực tuyến của ĐHQGHN (VNU LMS) tại đại chỉ: lms.vnu.edu.vn
Phòng Đào tạo của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy (VNU CTE) đã phối hợp hỗ trợ để sinh viên tham gia lớp học bằng email có tên miền edu.vnu.vn.
Nhóm giảng viên chuẩn bị bài giảng theo kế hoạch, đề cương và khung chương trình đã được phê duyệt bằng bài giảng PPT, video, tài liệu text, các bài kiểm tra, đánh giá, khảo sát…
Tổ chức giảng dạy bằng một số hình thức trực tuyến: giảng dạy bài bằng slide, video qua google meet; giảng dạy bằng trò chơi dạy học (Saving Game qua Zoom); cho sinh viên tự học bằng video, text; mời các khách mời có các chuyên ngành chuyên sâu phù hợp để có những trao đổi với sinh viên, truyền cảm hứng cho sinh viên trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cho sinh viên tự làm bài kiểm tra trực tuyến trên hệ thống VNU LMS; giảng viên tổ chức các hoạt động tương tác với sinh viên thông qua các công cụ trực tuyến Jamboard, Kahoot, Menti, Quizz…
Việc đánh giá cuối kì được thực hiện thông qua hình thức học tập qua dự án, sinh viên báo cáo sản phẩm bằng hình thức pitching trực tuyến. Có bài khảo sát đầu khoá học và lấy ý kiến đánh giá giữa khoá học, cuối khoá học đối với người học.
Kết quả thực hiện
Sinh viên hào hào hứng tham gia các hoạt động của lớp học, hoàn thành các bài test và hình thành được các kĩ năng, năng lực như yêu cầu chuẩn đầu ra.
- Uu điểm và tác động tích cực của việc đổi mới giảng dạy học phần
Các khía cạnh đổi mới so với thực hành tương ứng theo phương thức truyền thống:
– Sự phù hợp với tiếp cận giáo dục kết hợp (Blended Learning) và giáo dục đáp ứng chuẩn đầu ra (Outcome-Based Education):
+ Tăng khả năng tự học và làm việc nhóm online hiệu quả,
+ Tiếp cận dạy học cá thể hóa để sinh viên tự học theo nhu cầu và năng lực cá nhân
+ Thiết kế chương trình kế hoạch học tập linh hoạt, phù hợp bối cảnh cụ thể,
+ Kiểm tra đánh giá cá nhân, nhóm; kiểm tra đánh giá quá trình và tổng kết được sự đa dạng về hình thức, thuận tiện và bảo mật trong phản hồi.
– Tính hiệu quả:
+ Các diễn giả, các nhà lãnh đạo và quản lý có liên quan đến hoạt động khởi nghiệp từ khắp mọi nơi dễ dàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên,
+ Tiết kiệm chi phí, sức lực cho người dạy và người học,
+ Người dạy được học hỏi và phát triển chuyên môn nghề nghiệp,
+ Người học hình thành được các kỹ năng như mục tiêu đã đặt ra, kĩ năng tự học, tự hoàn thiện các công việc, kĩ năng kết hợp và chia sẻ trong làm việc nhóm.
+ Hiểu được tâm tư, kì vọng của người học khi bắt đầu khoá học, đánh giá được kiến thức, kĩ năng của người học giữa khoá học để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Đánh giá được người học qua kĩ năng làm dự án thực tế bằng việc triển khai mô hình kinh doanh khởi nghiệp để làm dự án hoàn thành khoá học.
– Những tác động tích cực tới việc tổ chức giảng dạy học phần:
+ Hệ thống học tập trực tuyến mới của ĐHGQHN (VNU LMS) hoạt động hiệu quả.
+ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tích cực triển khai tập huấn sử dụng hệ thống VNU LMS cho cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên để triển khai học tập trực tuyến cho sinh viên.
+ Học phần Khởi nghiệp được sinh viên quan tâm và lựa chọn.
Để hiểu rõ hơn về cách thức nhóm giảng viên tổ chức giảng dạy học phần Khởi nghiệp, mời quý thầy cô theo dõi Báo cáo tham luận trình bày tại sự kiện Ngày hội Đổi mới giảng dạy ĐHQGHN 2021 (VNU Teaching Festival 2021): Tổ chức giảng dạy học phần “Khởi nghiệp” cho sinh viên ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến VNU LMS:
Tiêu chí đánh giá Hạng mục 1 – Tổ chức giảng dạy học phần xuất sắc trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) | |
L – Learner-centered (Lấy người học làm trung tâm) | – Hoạt động dạy học phù hợp, có tính tương tác, đảm bảo triết lý cá thể hoá và lấy người học làm trung tâm.
– Hoạt động dạy học tạo hứng thú cho người học và thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học. – Hoạt động kiểm ra đánh giá giúp người học cải thiện hiệu quả học tập và nhận diện được sự tiến bộ của bản thân. |
M – Material rich (Nguồn học liệu phong phú) | – Nguồn học liệu phong phú, đa dạng phù hợp về nội dung và đa dạng về loại hình (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,…) trên hệ thống LMS để người học dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
– Học liệu có khả năng hỗ trợ khả năng tự học của người học. |
S – Switchable (Có thể chuyển đổi trạng thái học tập trực tiếp, trực tuyến linh hoạt) | – Học phần được tổ chức và thực hiện giảng dạy trên hệ thống VNU LMS của ĐHQGHN hoặc các hệ thống tương đương, có thể giúp giảng viên và sinh viên dễ dàng chuyển đổi trạng thái học tập trực tiếp/trực tuyến khi cần.
– Thể hiện được tiếp cận giáo dục kết hợp (Blended Learning) trong thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động kiểm tra – đánh giá. – Áp dụng các phần mềm/ứng dụng công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy và học được kết hợp, áp dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. |
INFEQA-CTE Media