Từ thuyết trình cho đến giảng dạy: Tài liệu phục vụ cho truyền đạt nội dung trong lớp học

Từ thuyết trình cho đến giảng dạy: Tài liệu phục vụ cho truyền đạt nội dung trong lớp học

Thuyết trình là một kỹ năng phổ biến mà sinh viên tốt nghiệp và giảng viên thường được đào tạo trong quá trình học đại học và sau đại học. Giảng dạy dường như là một nhánh nhỏ tự nhiên từ thuyết trình, nhưng thực tế có sự khác biệt đáng kể giữa hai hoạt động này. Chúng tôi phát hiện ra rằng các thành phần ngữ cảnh, cấu trúc, tương tác và phân phối đều khác nhau trong giảng dạy và thuyết trình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng giảng dạy và thuyết trình không phải là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, và sẽ chính xác hơn nếu xem hai hoạt động này tương tự và đồng loại với nhau.

Một hoạt động, ví dụ như buổi giảng dạy của khách mời sẽ bao gồm cả các yếu tố của cả giảng dạy và thuyết trình. Như vậy, mặc dù các bài thuyết trình và bài giảng được trình bày riêng ở đây, bạn rất có thể thấy bản thân đã kết hợp các yếu tố của một bài giảng và các yếu tố của một bài thuyết trình.

BỐI CẢNH

Khía canh Thuyết trình Giảng dạy
Bối cảnh chung Độc lập Có thể nằm trong bối cảnh của một loạt các bài giảng, nhưng những điều đó nhìn chung không liên quan đến nhau. Phù hợp với bối cảnh của một loạt các bài giảng, toàn bộ khóa học và thậm chí là toàn bộ chương trình
Trọng tâm của hoạt động Truyền đạt một vài vấn đề Giúp học sinh tìm hiểu tài liệu
Đối tượng Đồng nghiệp Sinh viên
Mức độ liên quan Thông tin rất quan trọng trong bối cảnh nghiên cứu của bạn và các kết nối với các lĩnh vực liên quan Tôi muốn học sinh của mình học gì và tại sao?
Mục tiêu Điều gì ấn tượng mà đối tượng được nghe thu nhận được sau bài thuyết trình Tôi muốn học sinh của mình học gì và tại sao?

Cấu trúc

Khía canh Thuyết trình Giảng dạy
Mở đầu Thường nhận được lời giới thiệu từ người tổ chức sau khi mọi thứ đã ổn định • Sử dụng số liệu thống kê thú vị, câu hỏi khó hiểu, v.v. để giữ sự chú ý Bạn bắt đầu bài giảng (ví dụ, “Xin vui lòng chú ý”? hoặc “Chúng ta cùng bắt đầu bài học nào”• Chờ im lặng trước khi bắt đầu bài giảng Nhắc lại, khơi gợi kiến thức buổi trước cho người học, sau đó giới thiệu tổng quan về tài liệu và vấn đề trong buổi học mới.
Khối lượng nội dung Vì bạn chỉ là người truyền đạt với người nghe nên bạn có thể giải quyết nhiều điểm trong một khoảng thời gian ngắn Giới hạn bản thân trong khoảng 3 vấn đề chính / bài giảng 50 phút
Tổ chức nội dung Thường được chia theo các tiêu đề nghiên cứu (ví dụ: giới thiệu, mục đích, phương pháp, kết quả, kết luận) • Cấu trúc thay đổi tùy theo cấu trúc tài liệu và khóa học (ví dụ: chủ đề, thời gian,vấn đề cốt lõi, v.v.)
Giải thích về mức độ phù hợp của nội dung Nói chung chỉ được đưa ra trong phần giới thiệu và kết luận Rất quan trọng trong việc thúc đẩy người học lắng nghe Giúp sinh viên lưu giữ thông tin Có thể cần phải được trình bày lại trong suốt bài giảng
Xác định / giải thích thuật ngữ không quen thuộc Cần theo sát tài liệu Kiến thức của người nghe về chủ đề của bạn có thể khá đa dạng Cần theo dõi và tìm hiểu tài liệu Nắm bắt lượng thông tin cơ bản mà học viên của bạn đang có
Sử dụng kết nối Khó thực hiện hơn vì các bài thuyết trình thường là một mình độc lập (so với loạt bài giảng) Có thể cần tòm tắt ý nghĩa cho các lĩnh vực liên quan khác Quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu nhận thức và sắp xếp thông tin mới trong suy nghĩ Sử dụng để liên kết tài liệu mới với tài liệu đã học trước đó Sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa các chủ đề chính
Sử dụng sự lặp lại Lặp lại hoặc xác định lại các khái niệm chính khi bạn thảo luận về chúng – người nghe không thể quay lại những gì bạn đã nói 20 phút trước. Tổng quan, tóm tắt những điểm chính trong phần đầu và phần cuối Sử dụng để nhấn mạnh các khái niệm chính và làm nổi bật những gì học sinh cần học và ghi nhớ Lặp lại và viết lại những điểm chính trong suốt bài giảng của bạn Cố gắng tóm tắt từng tiểu mục
Kết thúc Cần một tín hiệu rõ ràng cho việc kết thúc (“Tổng kết lại,” or “Hôm nay tôi đã trình bày về…”) Tóm tắt lại những phát hiện chính / những điểm chính Kết thúc lớp học bằng việc tóm tắt nội dung buổi học và giới thiệu tổng quan cho buổi học kế tiếp.

Sự tương tác

Khía canh Thuyết trình Giảng dạy
Ghi chú Thường không quá kỳ vọng người nghe sẽ ghi chú trong buổi thuyết trình Kỳ vọng sinh viên sẽ ghi chú, vì vậy hãy xem xét bạn muốn sinh viên ghi chú như thế nào khi thiết kế bài giảng và tài liệu âm thanh / hình ảnh của bạn
Hoạt động tương tác Nhìn chung không có hoạt động tương tác, nhưng chúng có thể được kết nối nếu người nghe mong đợi. Sử dụng chúng khi muốn bài giảng trở nên thú vị, tóm tắt những điểm quan trọng hoặc cung cấp các kinh nghiệm thực tế
Chiến lược hỏi Rất ít, nếu có là những câu hỏi từ người thuyết trình (nói chung chỉ là hùng biện hoặc gọi để giơ tay) Sử dụng để xác minh người học hiểu về khái niệm, củng cố kiến ​​thức và làm bài giảng mới mẻ Chuẩn bị câu hỏi để hỏi sinh viên trong lớp học
Nhận câu hỏi Thường chỉ nhận câu hỏi từ khán giả khi kết thúc bài thuyết trình Chấp nhận câu hỏi trong suốt bài giảng
Gây sự thiện cảm Là một phần quan trọng của việc trình bày Thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp hoặc thiếu khả năng có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với cách các đồng nghiệp nhìn nhận về uy tín và khả năng của bạn Xây dựng môi trường tích cực từ những buổi học đầu Thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp hoặc thiếu khả năng có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với môi trường lớp học trong cả nhiệm kỳ
Thời gian nghỉ Không nghỉ đối với các bài thuyết trình ngắn (dưới 1 giờ) Cần phải có lịch nghỉ giữa giờ cho 1 bài giảng dài (thường là hơn 3 tiếng)

Tài liệu và cách truyền đạt

Khía canh Thuyết trình Giảng dạy
Kỹ năng truyền đạt Kỹ năng truyền đạt trong bài thuyết trình và bài giảng là giống nhau Kỹ năng truyền đạt trong bài thuyết trình và bài giảng là giống nhau
Các phương tiện trực quan Thường người nghe không ghi chép nên trình bày tránh làm quá tải thông tin Người thuyết trình thường sử dụng các công cụ như PowerPoint để chuyên nghiệp hơn Thường được chuẩn bị trước, do đó không linh hoạt như hình ảnh cho bài giảng Sử dụng để hỗ trợ bài giảng của bạn và cung cấp thông tin quan trọng Hãy nhớ rằng sinh viên sẽ viết ra mọi thứ bạn đề cập trên các phương tiện trực quan Chỉ bao gồm các điểm chính, thông tin quan trọng và định nghĩa Sử dụng các tiêu đề và các tiêu đề phụ để giúp học sinh của bạn sắp xếp tài liệu Có thể sử dụng bảng đen hoặc PowerPoint hoặc kết hợp Thường được thiết kế trong thời gian thực trên lớp để phản ánh kết quả của các bài tập tương tác hoặc để giúp tăng tốc bài giảng
Các tài liệu âm thanh / hình ảnh khá Không được sử dụng phổ biến, thường do hạn chế về thời gian và người nghe cũng không kỳ vọng. Có thể sử dụng video hoặc trình diễn để minh họa các điểm chính
Tờ phát và các ghi chú học liệu Cung cấp thông tin tổng quan cũng như biểu đồ, hình ảnh liên quan, v.v. Có thể bao gồm các chi tiết đầy đủ của những gì đã được trình bày, do việc ghi chú khán giả hạn chế (ví dụ: in ra phiên bản nén của các slide- nhiều slide trên 1 trang giấy) Sử dụng như một công cụ giảng dạy, vì vậy hãy sử dụng các tiêu đề và tiêu đề phụ và chỉ bao gồm các ý tưởng chính để học sinh có thể chú thích với tài liệu từ bài giảng Cũng sử dụng để thu hút sinh viên và khuyến khích tham dự các bài giảng
Luồng trình bày Tránh gián đoạn từ đầu đến cuối Hãy nhớ rằng khoảng chú ý trung bình không vượt quá 15- 20 phút Chia tài liệu bài giảng thành các phân đoạn 10-15 phút Sử dụng các hoạt động, tóm tắt và câu hỏi để giúp duy trì khoảng chú ý của người học

Nguồn: Adapting Material for Classroom Delivery. Centre for Teaching Excellence, University of Waterloo. 

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *