
Xây dựng video bài giảng tương tác trong dạy học ngoại ngữ – Bài giảng mẫu: Dạy học từ vựng và đọc hiểu chủ đề ‘Environmental Issues’
Năm 2020, Giải thưởng Đổi mới giảng dạy tại ĐHGQHN 2021 đã ghi nhận đóng góp của các giảng viên tại ĐHQGHN đối với hoạt động đổi mới dạy học cho hơn 50 thầy cô có 20 sản phẩm dự thi xuất sắc nhất thuộc 3 hạng mục dự thi (Dự án đổi mới dạy học / Thực hành giảng dạy xuất sắc /Ý tưởng đổi mới dạy học). Năm nay, với chủ đề “Linh hoạt – Mẫu mực – Sáng tạo (LMS) trong tổ chức dạy học”, Ban tổ chức đã nhận được hơn 50 đăng ký tham gia Giải thưởng từ các cá nhân và nhóm giảng viên, đặc biệt có tham gia tích cực của các giáo viên trẻ từ khối giáo dục phổ thông thuộc các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN.
Sản phẩm tiếp theo đạt Giải thưởng Đổi mới giảng dạy tại ĐHGQHN 2021 thuộc về nhóm giáo viên Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
- Tên sản phẩm (SP 03): Xây dựng video bài giảng tương tác trong dạy học ngoại ngữ – Bài giảng mẫu: Dạy học từ vựng và đọc hiểu chủ đề ‘Environmental issues’
- Tên hạng mục dự thi: Hạng mục 2: Xây dựng video bài giảng xuất sắc nhất (Best Practices in Creating Video Lessons for Online Learning).
- Tên tác giả/ nhóm tác giả: ThS. Hán Thu Phương – ThS. Trần Thị Ngọc Dung, giáo viên Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
- Mô tả hoạt động thực hành giảng dạy:
– Bối cảnh thực hiện: Bối cảnh dạy học trực tuyến.
– Nội dung thực hiện:
- Tác giả xây dựng giáo án bài giảng gốm các hai phần chính: từ vựng và đọc hiểu. Với mỗi phần chính tác giả xây dựng các giai đoạn nhỏ hơn như trước – trong – sau khi học kĩ năng.
- Tiếp theo, tác giả thiết kế các hình ảnh và hoạt động kèm theo.
- Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm Ispring suite 10 để tiến hành thiết kế bài giảng tương tác và thu âm tiếng của giáo viên dạy bài giảng.
- Sau khi đã hoàn thành bài giảng hoàn chỉnh, giáo viên tiến hành đưa bài giảng lên hệ thống học tập trực tuyến MS Teams và học sinh bắt đầu tham gia học bài.
– Kết quả thực hiện: Sản phẩm video bài giảng đã được đưa lên hệ thống học tập trực tuyến MS Teams và học sinh có thể truy cập để tự học.
- Ưu điểm và tác động tích cực của thực hành giảng dạy
– Các khía cạnh đổi mới so với thực hành tương ứng theo phương thức truyền thống: Bài giảng có sử dụng phần mềm ispring suite 10 để thiết kế nhiều hoạt động tương tác cho học sinh có thể tự xem video bài giảng và làm bài trực tiếp. Phần mềm cho phép giáo viên thiết kế bài giảng có thẩm mỹ cao, những hoạt động bài tập thiết kế cho học sinh không cần giáo viên phải khởi động mà học sinh có thể chủ động làm bài và được chấm kết quả. Đó là ưu điểm vượt trội so với việc giáo viên thiết kế hoạt động trên đường link và chỉ khi giáo viên phải khởi động thì học sinh mới tham gia được.
– Sự phù hợp với tiếp cận giáo dục kết hợp (Blended Learning) và giáo dục đáp ứng chuẩn đầu ra (Outcome-Based Education): sản phẩm có phù hợp với phương pháp giáo dục kết hợp và đáp ứng chuẩn đầu ra.
– Tính hiệu quả: Sản phẩm bài giảng rất hiệu quả trong việc tạo hứng thú học tập và tính chủ động học tập cho học sinh.
– Những tác động tích cực tới việc tổ chức giảng dạy học phần: sản phẩm giúp cho học sinh có thể chủ động tự học qua video bài giảng, làm bài tương tác và được chấm điểm kết quả bài làm của mình. Học sinh thấy hứng thú vì bài giảng có hình thức đẹp, chất lượng tốt và sử dụng yếu tố công nghệ cao.
Nhóm giảng viên đã sử dụng công cụ ISpring Suite 10 để thiết kế bài giảng có tính tương tác cao với học sinh. Thầy cô xem bài giảng mẫu do nhóm giáo viên thiết kế tại đây: ….
Để hiểu rõ hơn về cách thức nhóm giảng viên xây dựng video bài giảng tương tác và nền tảng công nghệ hỗ trợ, mời quý thầy cô theo dõi Báo cáo tham luận trình bày tại sự kiện Ngày hội Đổi mới giảng dạy ĐHQGHN 2021 (VNU Teaching Festival 2021) diễn ra ngày 19/01/2022: Xây dựng video bài giảng tương tác trong dạy học ngoại ngữ – Bài giảng mẫu: Dạy học từ vựng và đọc hiểu chủ đề ‘Environmental issues’ tại đây:
Tiêu chí đánh giá Hạng mục 2 – Xây dựng video bài giảng xuất sắc nhất trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) | |
L – Length-controlled (Có độ dài phù hợp) | – Độ dài video bài giảng không quá 15 phút – hoặc có thể chia nhỏ thành các phần có độ dài dưới 6 phút mỗi phần[1]. |
M – Multimedia-integrated (Tích hợp đa phương tiện) | – Sử dụng đa phương tiện: video, âm thanh (Audio), tranh ảnh (Image), hoạt hình (Flash), các file nhúng, liên kết… để thiết kế, xây dựng bài giảng. |
S – Stimulated (Hấp dẫn, lôi cuốn người học) | – Xây dựng và sử dụng nhiều loại hình video bài giảng, đặc biệt là các video bài giảng có tính tương tác cao với người học, tạo được động lực học tập cho người học. |
[1] Theo khuyến nghị của tổ chức Quality Matters tại https://www.qualitymatters.org/qa-resources/resource-center/articles-resources/research-video-length
Ngoài ra các thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng được xây dựng bởi nhóm giáo viên tại đây:
INFEQA-CTE Media